Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201511/can-tang-cuong-cong-tac-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai-tai-co-so-644677/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201511/can-tang-cuong-cong-tac-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai-tai-co-so-644677/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần tăng cường công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 03/11/2015, 09:41 [GMT+7]

Cần tăng cường công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

(Congannghean.vn)-Tranh chấp về đất đai hiện tại phát sinh khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực như đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp về ranh giới, nguồn gốc, thừa kế quyền sử dụng đất... Các tranh chấp diễn ra còn phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình ANTT, sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi phát sinh tranh chấp, nếu tại cơ sở làm tốt công tác hòa giải thì có thể góp phần giải quyết dứt điểm các tranh chấp này.

Căn cứ theo quy định tại pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định: “Hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm mục đích giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân”.

Đồng thời, được quy định tại các Điều 135 và 136 của Luật Ðất đai năm 2003. Cụ thể: “Khi xảy ra tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết”.

Tranh chấp đất đai phải qua công tác hòa giải - Tranh minh họa
Tranh chấp đất đai phải qua công tác hòa giải - Tranh minh họa

Hiện nay, vấn đề này được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2014: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Với quy định này, thực tiễn công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở chưa thực sự đạt được những kết quả như mong muốn, số vụ việc hòa giải thành công chiếm tỉ lệ không cao. Do vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở, nâng cao số vụ việc hòa giải thành công, giúp các bên đạt được thỏa thuận, chấm dứt tranh chấp. Để làm được việc này, khi hòa giải cần nắm rõ, thực hiện tốt các công việc sau:

Thẩm tra, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; có thể mời đại diện dòng họ; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Nếu vụ việc được hòa giải thành công thì tiếp tục tổ chức vận động thực hiện tốt nội dung các bên tranh chấp đã thỏa thuận.

.

Vũ Đức Thúy

.