Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201704/may-bay-bat-kha-chien-bai-cua-my-nhanh-hon-ten-lua-732413/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201704/may-bay-bat-kha-chien-bai-cua-my-nhanh-hon-ten-lua-732413/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Máy bay bất khả chiến bại của Mỹ nhanh hơn tên lửa - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 13/04/2017, 10:23 [GMT+7]

Máy bay bất khả chiến bại của Mỹ nhanh hơn tên lửa

Sau khi nhà thiết kế máy bay Clarence L. "Kelly" Johnson cho ra đời chiếc Lockheed U-2 "Dragon Lady", ông biết được đây sẽ là món mồi ngon cho hệ thống phòng thủ hiện đại của kẻ địch, cho nên ông đã dùng mọi công nghệ do thám hiện đại trên chiếc U-2 để tạo ra một thứ đáng sợ hơn: SR-71 "Blackbird" - chiếc máy bay chiến đấu nhanh nhất mọi thời đại.

Lockheed U-2
Lockheed U-2 "Dragon Lady", tiền đề cho chiếc SR-71.

Khi SR-71 được đưa vào hoạt động ở Không Lực Hoa Kỳ, nó đã chứng minh khả năng bằng vận tốc bay không tưởng của mình: gấp 3,5 vận tốc âm thanh và bay ở tầm cao 26km. Độ cao này lớn hơn 3 lần ngọn núi Everest và phi công phải mặc thiết bị bảo hộ tương tự như phi hành gia để chống chịu với áp suất không tưởng do độ cao gây nên.

Máy bay SR-71
Máy bay SR-71 "Blackbird".

Trong suốt thời gian hoạt động, không có chiếc SR-71 nào bị phá hủy do trúng đạn/tên lửa của địch. Thậm chí, cả tên lửa đất đối không (surface-to-air missle - SAM) cũng không thể bắn hạ được SR-71. Tuy nhiên, nó không thể bị bắn hạ là do không có một radar nào phát hiện được nó trên bầu trời, đây là máy bay chiến đấu đầu tiên trang bị tính năng tàng hình. Toàn thân của máy bay được phủ titanium vì nhiệt độ của bề mặt khi bay với vận tốc cực nhanh, lên đến 500 độ C, và chính lớp titanium này đã khiến toàn bộ sóng radar bị hấp thu, thay vì phản xạ xuống mặt đất.

Tên lửa đất đối không (surface-to-air missle - SAM) cũng không thể bắn hạ được SR-71.
Tên lửa đất đối không (surface-to-air missle - SAM) cũng không thể bắn hạ được SR-71.

Ngoài ra, trên máy bay còn có hệ thống gây nhiễu sóng điện từ hiện đại khiến việc phóng tên lửa từ mặt đất hay các máy bay khác bị nhiễu loạn, khiến nó gần như bất khả chiến bại. Máy bay MiG-25, từng là một trong những máy bay chiến đấu nhanh nhất và uy lực nhất thế giới cũng không thể đánh bại SR-71.

Máy bay MiG-25.
Máy bay MiG-25.

Đáng nói là trong thời chiến tranh, đã có việc chiếc SR-71 đối đầu với 2 chiếc MiG-25, nhưng MiG-25 vẫn không thể hạ nổi vì toàn bộ tên lửa tấn công trở nên vô dụng ở độ cao 26km so với mặt đất, ngoài ra khi xuống độ cao thấp hơn, các tên lửa sẽ không thể nào đuổi kịp được nó vì tốc độ nhanh không tưởng. Và nếu MiG-25 muốn khai hỏa tên lửa vào SR-71 ở vị trí mặt đối mặt thì máy tính trên MiG-25 không thể khóa mục tiêu được.

Nếu MiG-25 muốn khai hỏa tên lửa vào SR-71 ở vị trí mặt đối mặt thì máy tính trên MiG-25 không thể khóa mục tiêu được.
Nếu MiG-25 muốn khai hỏa tên lửa vào SR-71 ở vị trí mặt đối mặt thì máy tính trên MiG-25 không thể khóa mục tiêu được.

Phi công của SR-71, Richard H. Graham, cho biết trong cuốn sách "SR-71 The Complete Illustrated History of THE BLACKBIRD The World's Highest , Fastest Plane" của ông: "Hầu hết các tên lửa đất đối không có thể hoạt động tốt ở độ cao 9km so với mặt đất. Ở độ cao trung bình 22,9km của SR-71, không khí cực loãng khiến tốc độ bay của các tên lửa bị ảnh hưởng, và hầu hết mọi tên lửa tấn công đều vô dụng".

.

TH