Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201805/thi-thpt-quoc-gia-tren-may-tinh-tu-nam-2021-co-kha-thi-796606/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201805/thi-thpt-quoc-gia-tren-may-tinh-tu-nam-2021-co-kha-thi-796606/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thi THPT quốc gia trên máy tính từ năm 2021 có khả thi? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 28/05/2018, 09:43 [GMT+7]

Thi THPT quốc gia trên máy tính từ năm 2021 có khả thi?

Đây là một điểm mới đáng lưu ý trong Đề án đổi mới thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng giai đoạn 2018-2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thu hồi để tiếp tục hoàn thiện. 
 
Với thời gian 4 năm chuẩn bị, việc thực hiện phương án thi trên máy tính là điều có thể làm được. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai cần được tính toán thận trọng bởi nếu đầu tư một số lượng máy tính khổng lồ để phục vụ kỳ thi xong rồi “đắp chiếu” đợi kỳ thi năm sau sẽ là một sự lãng phí vô cùng lớn.
Từ năm 2021, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính. Ảnh minh họa: CTV
Từ năm 2021, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính. Ảnh minh họa: CTV
Theo Đề án, năm học 2017 -2018, tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. 
 
Về bài thi, môn thi, trong các năm 2018, 2019 và 2020, được giữ ổn định như năm 2017. Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
 
Bộ GD&ĐT cho biết, để triển khai định hướng thi trên máy tính từ năm 2021 nên cần chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, thiết bị phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi trên máy tính, phần mềm quản lý và tổ chức thi. 
 
Dự kiến, sẽ xây dựng 25 trung tâm tổ chức vệ tinh của Bộ tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước, để triển khai tổ chức thi thử nghiệm trên máy tính giúp thí sinh ở các tỉnh giảm chi phí đi lại, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện ngân hàng đề thi. 
 
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, liên môn, kinh nghiệm sống, hiểu biết xã hội để trả lời. Đề thi không đặt nặng yêu cầu ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn...
 
Thực tế cho thấy, việc tổ chức bài thi THPT quốc gia trên máy tính cũng đã được đặt ra ngay từ thời điểm Bộ GD&ĐT chuyển đổi hầu hết các môn thi từ tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm và xây dựng ngân hàng đề thi theo hướng đánh giá năng lực. Tuy nhiên, do số lượng thí sinh dự thi THPT quá đông nên để làm được điều này, cần phải có đủ thời gian để chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất, máy móc, hạ tầng kỹ thuật và ngân hàng đề thi.
 
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng: Với thời gian 4 năm, có thể đủ để chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trên máy tính từ năm 2021, song việc triển khai cần hết sức thận trọng. 
 
Bởi lẽ với một số lượng thí sinh dự thi đông đảo (gần 1 triệu học sinh) diễn ra tại một thời điểm, nếu hạ tầng không đảm bảo có thể dẫn đến nhiều sự cố xảy ra như nghẽn mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh. Bên cạnh đó, việc đầu tư một số lượng máy tính khổng lồ để phục vụ cho kỳ thi xong rồi “đắp chiếu” đợi kỳ thi năm sau cũng sẽ là một sự lãng phí lớn. 
 
Ngoài ra, việc kỳ thi THPT quốc gia liệu có đạt được cả hai mục tiêu là xét tốt nghiệp và làm cơ sở để tuyển sinh đại học hay không cũng cần phải có thêm những nghiên cứu, đánh giá khoa học và nghiêm túc.
Cũng theo ông Khuyến, việc sử dụng kết quả của kỳ thi THPT vào xét tuyển đại học trong những năm vừa qua cho thấy, mục tiêu này chủ yếu mới đạt được với số đông các trường top giữa và top dưới. 
 
Với các trường top đầu, dường như mục tiêu này chưa đạt nên các trường có thể phải tổ chức thêm một kỳ thi phụ hoặc tổ chức thành 2 đợt xét tuyển. Sơ tuyển là lấy kết quả thi THPT quốc gia, sau đó chọn ra số lượng cần đủ để tổ chức thêm kỳ thi phụ theo tiêu chí riêng của nhà trường để chọn học sinh phù hợp. 
 
“Điều 34 Bộ luật Giáo dục đã quy định rõ việc tuyển sinh là của các trường. Vì vậy các trường lớn phải mạnh dạn thực thi quyền của mình để lựa chọn thí sinh phù hợp, chứ không chỉ dựa vào kết quả của một kỳ thi quốc gia”, ông Khuyến nhấn mạnh.
Ngày 17-4, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt đề án "Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020". Theo khái toán tổng kinh phí thực hiện, trong ba năm, từ năm 2018-2020, đề án này sẽ tiêu tốn hơn 749 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2018 sẽ chi hơn 344 tỉ đồng, năm 2019 chi hơn 203,6 tỉ đồng và năm 2020 chi hơn 201,6 tỉ đồng. Trong đó, riêng năm 2018, dự kiến đề án này chi gần 84,8 tỉ đồng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa. Năm 2019-2020, mỗi năm chi trên 90,7 tỉ đồng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa. Ngoài ra, tổng kinh phí đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT quốc gia, tuyển sinh và xây dựng, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia với tổng kinh phí khoảng 300 tỉ đồng. Sau khi nhận được phản ứng của dư luận, ngày 22-5, Bộ GD&ĐT đã quyết định thu hồi đề án để tiếp tục hoàn thiện. 
.

Nguồn: Huyền Thanh/CAND

.