Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201409/chuyen-hoc-duong-dau-nam-hoc-moi-phaitu-nguyen-538415/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201409/chuyen-hoc-duong-dau-nam-hoc-moi-phaitu-nguyen-538415/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Chuyện' học đường đầu năm học mới: Phải...tự nguyện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 28/09/2014, 08:58 [GMT+7]

'Chuyện' học đường đầu năm học mới: Phải...tự nguyện

(Congannghean.vn)-Từ tự nguyện được dùng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của đời sống. Tự nguyện hiểu một cách nôm na là thể theo nguyện vọng của bản thân mà không chịu một sức ép hoặc áp lực nào. Từ tự nguyện cũng được sử dụng khá phổ biến trong giáo dục.

Nhất là thời gian gần đây, khi mà công tác xã hội hóa giáo dục đang được các cấp, ngành chủ trương đẩy mạnh. Mặc dù vậy, từ tự nguyện trong trường học đang có nhiều biểu hiện biến thái đáng phải suy nghĩ.

Khi nhà trường mở các lớp học thêm hoặc giáo viên mở lớp dạy thêm tại nhà, học sinh phải viết đơn tự nguyện xin học, kèm theo chữ ký và ý kiến xác nhận của phụ huynh nhằm hợp pháp hóa. Khi dư luận phản ứng, các cấp, ngành bức xúc về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan thì đã có những lá đơn xin học thêm tự nguyện làm bình phong.

Tranh minh họa
Tranh minh họa

Nhiều trường muốn thu thêm một số khoản ngoài quy định cũng được “linh hoạt” chuyển sang mục tự nguyện. Từ năm học 2008 - 2009, thực hiện quy định của Luật Giáo dục sửa đổi và thông tư của Bộ Tài chính, học sinh không phải đóng khoản tiền xây dựng trường đầu năm. Những tưởng, phụ huynh sẽ bớt đi phần nào gánh nặng đóng góp các khoản đầu năm học cho con.

Tuy nhiên, trong điều kiện không thu được “danh chính ngôn thuận” khoản tiền xây dựng, nhiều trường đã “lách luật” bằng cách vận động phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp. Chủ trương này được các trường thực hiện ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm. Mỗi trường tự định ra một mức “sàn” đóng góp riêng: Có trường 100.000 đồng/học sinh, trường thì 150.000 đồng/học sinh…, không có sự nhất quán.

Những mức “sàn” này thường bằng hoặc thậm chí cao hơn khoản tiền xây dựng trường mà mỗi học sinh phải đóng góp trong các năm học trước. Mặc dù các trường đã phổ biến tới tất cả phụ huynh đây là khoản đóng góp không bắt buộc, nếu ai đồng ý thì tự ký tên vào bản danh sách tự nguyện đóng góp đã được lập sẵn (có quy định chung mức “sàn” tối thiểu), nhiều phụ huynh đã phải ký tên vào danh sách tự nguyện với tâm lý “muốn cho con được bằng bạn, bằng bè”.

Một số phụ huynh khác lại có tâm lý nghi ngại: Liệu con mình có bị thầy cô và nhà trường “để ý” nếu không tự nguyện đóng góp ?!

Chủ trương xã hội hóa giáo dục huy động mọi nguồn lực trong nhân dân nhằm phục vụ việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù vậy, các trường không nên nhân chủ trương “xã hội hóa giáo dục” mà “lạm phát” các khoản thu ngoài quy định lấy danh nghĩa tự nguyện. Trong khi mức sống của nhiều người dân ở các vùng, miền không đồng đều.

Việc các trường thu thêm các khoản ngoài quy định, hay việc tự định ra các mức “sàn” đóng góp như trên có thể khiến cho người dân không hiểu đúng về ý nghĩa đích thực của chủ trương xã hội hóa trong giáo dục. Nên chăng, thay vì chỉ chú trọng tới các khoản tự nguyện đóng góp theo kiểu “đại trà” từ phụ huynh học sinh, các trường cần năng động, nhạy bén hơn trong việc tiếp cận, tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp, “mạnh thường quân” có lòng hảo tâm.

Điều quan trọng là những khoản tiền “xã hội hóa” phải thực sự bắt nguồn từ tinh thần đóng góp tự nguyện và phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

.

Bùi Minh Tuấn