Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201406/nam-nhan-to-quyet-dinh-cuc-dien-o-bien-dong-thoi-gian-toi-495258/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201406/nam-nhan-to-quyet-dinh-cuc-dien-o-bien-dong-thoi-gian-toi-495258/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Năm nhân tố quyết định cục diện ở Biển Đông thời gian tới? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 11/06/2014, 12:52 [GMT+7]

Năm nhân tố quyết định cục diện ở Biển Đông thời gian tới?

Tạp chí Phố Wall phân tích 5 nhân tố mà tờ báo này cho rằng có vai trò quyết định tới cục diện trên Biển Đông thời gian tới. Đó là:

1.Trung Quốc liệu có rút giàn khoan?

Khi hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc nói rằng hoạt động khoan thăm dò sẽ kết thúc vào ngày 15/8. Việc đặt ra hạn chót này cho phép Trung Quốc rút giàn khoan mà không phải bận tâm đến lý do là vì “sức ép” của các bên. Bắc Kinh cũng tuyên bố việc triển khai giàn khoan này ở khu vực thuộc “chủ quyền”, nhưng Việt Nam không chấp nhận điều đó và không loại trừ giải pháp kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây cũng là điều mà Bắc Kinh phản đối, không chấp nhận sự tham gia của bên thứ 3 trong các tranh chấp. Nếu việc kiện tụng xảy đến, sẽ rất khó để hai bên ngồi lại đàm phán. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy một cách làm như vậy sẽ xảy đến trước ngày 15/8.

2. Diễn biến vụ Philippines kiện Trung Quốc

Một nhóm hải quân và chính trị gia Philippines thăm Scarborough, bãi đá ngầm tranh chấp với Trung Quốc, trong một bức ảnh năm 1997

Bắc Kinh nói ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, qua đối thoại, nhưng không chấp nhận các tiến trình pháp lý. Điều này có nghĩa gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phớt lờ thời hạn chót ngày 15/12 mà Tòa Trọng tài thường trực tại La Haye (Hà Lan) đưa ra, buộc Trung Quốc phải nộp hồ sơ phản biện những cáo buộc từ phía Philippines. Việc quốc gia đông dân nhất thế giới không theo đuổi vụ kiện sẽ mở đường để Tòa quốc tế phân xử ngay đầu năm 2015. Phán quyết tại tòa có thể không làm thay đổi tình hình trên thực địa - tức là Trung Quốc vẫn không rời bỏ các vùng mà nước này kiểm soát, chiếm đóng thực tế. Nhưng có một điều chắc chắn: Bắc Kinh sẽ khó có thể tự tin tuyên bố rằng mình “hành động tuân thủ luật pháp quốc tế”.

3. COC - ngưng trệ hay thúc đẩy?

Vòng đàm phán gần đây nhất về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) kết thúc hồi tháng 3 với rất ít tiến triển. Chưa có một thời hạn cụ thể nào cho việc hoàn tất văn bản có tính ràng buộc pháp lý này. Những ngày qua, nhiều nước trong ASEAN, mới nhất là Malaysia, đã lên tiếng đề nghị thúc đẩy đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng trong thời gian sớm nhất. Nhiều nước nghi ngờ vào thiện chí của Trung Quốc, còn Bắc Kinh thì bên ngoài vẫn nói là theo đuổi tiến trình hoàn tất COC. Nếu Trung Quốc đồng ý tiến hành vòng đàm phán mới và có được kết quả quan trọng trước cuối năm nay, đó sẽ là cách để nước này trấn an các nước ASEAN về một “Trung Quốc cường quốc” nhưng vẫn có thể sống chung.

4. Những hội nghị thượng đỉnh sắp tới

Những hành động hiếu chiến ngày một gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã dần trở thành chủ đề thảo luận chính tại các hội nghị lớn khu vực, mới nhất là Đối thoại Shangri-La 13 tại Singapore. Mối đe dọa hiện nay chính là: Nền ngoại giao khu vực sa lầy trong những hành xử kiểu “ăn miếng trả miếng” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, dù rằng đây chỉ là một trong rất nhiều các thách thức đang nổi lên ở châu Á-Thái Bình Dương liên quan đến kinh tế, chính trị, môi trường… Vẫn còn nhiều cuộc gặp cấp cao trong nửa cuối năm nay, nhất là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Myanmar trong tháng 11 tới. Cách hành xử của các bên tham gia hội nghị này rất đáng để theo dõi.

5. Khả năng xảy ra những sai lầm tai hại

Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là động thái rất đáng chú ý dù không có thương vong, thiệt hại về người. Một vụ va chạm tương tự nhưng với hệ quả làm chết người có thể sẽ đẩy an ninh ở Biển Đông lên vòng xoáy mới, tiềm ẩn các phản ứng nguy hiểm. Để tránh những kết cục như vậy, Trung Quốc và các bên liên quan cần phải chấm dứt các hành động gây chiến, theo đúng tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC)

Cũng theo tạp chí Phố Wall, cho đến gần đây, cộng đồng quốc tế đánh giá những hành động gây căng thẳng trên biển của Trung Quốc một phần xuất phát từ sự kèn cựa của nhiều cơ quan chính phủ với phần thắng thường thuộc về phe “diều hâu”. Từ hải giám, ngư chính đến tập đoàn dầu khí, quân đội hay thậm chí cả bộ công an, các phe đua nhau tiến hành hoạt động gây sóng gió ở Biển Đông và Hoa Đông nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị hay giành thêm ngân sách. Tình trạng này được mô tả một cách hình tượng là “9 con rồng hung dữ quấy phá trên biển”.

Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên Biển Đông, cụ thể là vụ giàn khoan, giới quan sát nhận thấy “9 con rồng” không còn “mạnh con nào con nấy phá”. Tờ báo chỉ ra rằng Trung Quốc đã thống nhất các cơ quan chấp pháp trên biển thành một lực lượng hải cảnh duy nhất và thành lập một siêu ủy ban an ninh mang tên Ủy ban An ninh Quốc gia dưới sự điều hành của các lãnh đạo cao cấp nhất. Trên thực tế, kể từ khi Ủy ban này ra đời, tình hình an ninh tại các vùng biển quanh Trung Quốc càng bất ổn hơn so với thời “9 con rồng” còn ganh đua nhau. Điều này khiến tình hình khu vực càng trở nên nguy hiểm và không loại trừ nguy cơ nổ ra xung đột.

Theo báo Want Daily (Đài Loan), Trung Quốc đang mở rộng chính sách "ba cuộc chiến tranh" trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan sang tranh chấp lãnh thổ ở  Biển Đông

Tờ Want Daily dẫn lời ông Richard Hu - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh tại Đại học quốc gia Chengchi, Đài Bắc - cho biết lần đầu tiên quân đội Trung Quốc đề ra khái niệm “ba cuộc chiến tranh” là vào năm 2003. Đó là chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Từ lâu, Bắc Kinh đã thông qua chiến lược “ba cuộc chiến tranh” để đối phó các vấn đề hai bờ eo biển Đài Loan. Hiện thời, chiến trường đã chuyển từ eo biển Đài Loan sang Biển Đông.

Theo Richard Hu, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng “ba cuộc chiến tranh” này đối với Philippines, nước đã nộp hồ sơ dày 4.000 trang lên tòa án trọng tài quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại La Haye kiện yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngày 3/6, Tòa án quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc nộp văn bản phản hồi các khiếu nại của Philippines trước ngày 15/12/2013, nhưng Bắc Kinh tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Theo Richard Hu, đây là dấu hiệu của chiến lược “ba cuộc chiến tranh” mà Trung Quốc áp dụng ở Biển Đông.

Ông Richard Hu cho rằng mặc dù từ chối tham gia vụ kiện của Philippines, Trung Quốc vẫn tiến hành sử dụng các nghiên cứu khoa học hoặc các tài liệu cung cấp bằng chứng để bao biện thông qua các kênh không chính thức, trong khi đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ gây ảnh hưởng đến dư luận quốc tế.

.

Nguồn: chinhphu.vn