Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201603/dau-doc-bang-thuc-pham-va-phu-gia-gia-co-the-bi-tu-chung-than-664424/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201603/dau-doc-bang-thuc-pham-va-phu-gia-gia-co-the-bi-tu-chung-than-664424/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Đầu độc' bằng thực phẩm và phụ gia giả có thể bị tù chung thân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 01/03/2016, 08:37 [GMT+7]

'Đầu độc' bằng thực phẩm và phụ gia giả có thể bị tù chung thân

Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù ít nhất 2-5 năm, thậm chí có thể chịu tới mức án tù chung thân.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù ít nhất 2-5 năm, thậm chí có thể chịu tới mức án tù cao nhất là chung thân.
Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù ít nhất 2-5 năm, thậm chí có thể chịu tới mức án tù cao nhất là chung thân.

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Việc bổ sung, sửa đổi nhiều quy định sẽ giúp các cơ quan chức năng dễ dàng xử lý hình sự và răn đe các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm gây nhiều nhức nhối trong thời gian qua.

Quy định hiện hành chưa đủ sức để răn đe?

Thời gian gần đây, các vụ vi phạm về an toàn thực phẩm tiếp tục được phát hiện ngày càng nhiều trên cả nước, khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng đến an toàn tính mạng và sức khoẻ của mình.

Dư luận xã hội hết sức bức xúc về tình trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh chế biến thịt động vật thối; dùng chất cấm để tẩy trắng, tạo màu cho thực phẩm; kinh doanh hàng giả, hàng nhái là các thực phẩm phổ biến như bánh kẹo, rượu bia… tràn lên trên thị trường hiện nay, mà người tiêu dùng khó phát hiện ra bằng mắt thường.

Trước tính chất nghiêm trọng ngày càng gia tăng của thực phẩm “bẩn” trên thị trường, đe dọa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi: Lý do có phải là chế tài xử phạt chưa đủ mạnh?

Trên thực tế, trước khi thông qua Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, hiện nay đối với các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng thường chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính, khó có thể xử lý hình sự.

Theo quy định tại Điều 244 BLHS hiện hành, chỉ khi nào người tiêu dùng do sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh mà bị tử vong, hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe thì những người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mới bị xử lý hình sự - chưa kể đến việc phải chứng minh được họ biết rõ những thực phẩm đó là không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.

Những “kẽ hở” này là một phần lý do tại sao những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vẫn ngang nhiên hoạt động trong thời gian qua.

Cũng theo quy định tại Điều 157 BLHS hiện hành, tội sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được quy định rõ đối với lương thực, thực phẩm. Trong khi đó, các phụ gia thực phẩm như bột ngọt và các chất điều vị khác, phẩm màu, chất tạo mùi, tạo hương… cũng là những thành phần được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất và chế biến thực phẩm lại chưa được quy định rõ ràng và luật hoá cụ thể.

Chính vì thế, lấy ví dụ với một phụ gia thực phẩm được sử dụng phổ biến là bột ngọt, thời gian qua khá nhiều vụ sản xuất buôn bán bột ngọt giả của các thương hiệu uy tín được phanh phui. Do quy định còn nhiều điểm chưa rõ ràng, các cơ quan chức năng tỏ ra khá “loay hoay” trong việc xử phạt những hành vi làm giả phụ gia thực phẩm như thế này.

Cùng một hành vi làm giả bột ngọt, nhưng có nơi xử lý hình sự về tội sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm (Điều 157 BLHS hiện hành) với mức phạt tù 2-7 năm; có nơi lại xử lý hình sự về tội sản xuất hàng giả (Điều 156 BLHS hiện hành) với mức phạt nhẹ hơn (phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và chỉ áp dụng với giá trị hàng hóa đủ lớn) với lý do phụ gia thực phẩm… không phải là thực phẩm.

Tín hiệu vui từ BLHS sửa đổi, bổ sung

Đáng mừng là phần lớn những điểm bất cập này đã được sửa đổi và luật hoá trong BLHS năm 2015 vừa được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.

Cụ thể, Điều 317 quy định rất chi tiết về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Theo đó, chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm sẽ đều bị xử lý hình sự với hình phạt cao nhất tới 20 năm tù mà không cần phải có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như luật cũ quy định.

Điều này sẽ giúp cơ quan chức năng có biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, có hại cho người tiêu dùng.

Tương tự, Điều 193 đã quy định chi tiết hơn về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”. Theo đó, bên cạnh mặt hàng lương thực, thực phẩm đã được quy định trong BLHS hiện hành, thì hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù ít nhất 2-5 năm, không tính đến số lượng và giá trị hàng hóa.

Những mức vi phạm về hành vi này bị chế tài hình sự nặng hơn thậm chí có thể chịu tới mức án tù là chung thân đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Với mức xử phạt “mạnh tay” và mang tính chất răn đe cao như vậy, tin rằng những phụ gia thực phẩm giả như bột ngọt giả sẽ không còn cơ hội đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng như thời gian qua.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.