Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201710/quen-dien-hat-nhan-di-day-moi-la-nguon-nang-luong-vo-tan-759901/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201710/quen-dien-hat-nhan-di-day-moi-la-nguon-nang-luong-vo-tan-759901/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quên điện hạt nhân đi, đây mới là nguồn năng lượng vô tận! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 02/10/2017, 09:28 [GMT+7]

Quên điện hạt nhân đi, đây mới là nguồn năng lượng vô tận!

Các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng tuabin để biến sóng biển thành điện, khiến đại dương trở thành một nguồn sản xuất năng lượng tái tạo khổng lồ.

Các nhà khoa học tại Viện Đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST), Nhật Bản, khai thác thành công năng lượng của dòng hải lưu bằng tuabin dưới nước, theo UPI. Nhóm nghiên cứu đang nhắm tới mục tiêu khai thác năng lượng từ sóng biển. Họ chuẩn bị lắp đặt các tuabin tại những nơi có động năng sóng lớn nhất.

"Nếu bạn đi vòng quanh các bãi biển ở Nhật Bản, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều trụ chắn sóng (tetrapod)", Tsumoru Shintake, giáo sư tại OIST cho biết.

Các tuabin có thể khai thác năng lượng từ sóng biển.
Các tuabin có thể khai thác năng lượng từ sóng biển. (Ảnh: OIST).

Tetrapod là cấu trúc bê tông hình kim tự tháp được thiết kế để làm giảm sức mạnh của những con sóng, bảo vệ bãi biển khỏi xói mòn. Shintake muốn thay thế tetrapod bằng tuabin để chuyển đổi năng lượng sóng thành điện.

"Các tetrapod và đê chắn sóng chiếm khoảng 30% đường bờ biển Nhật Bản. Chỉ cần sử dụng 1% bờ biển Nhật Bản, chúng ta có thể tạo ra khoảng 10 gigawat điện, tương đương với 10 nhà máy điện hạt nhân", Shinetake nói.

Shinetake và các đồng nghiệp bắt đầu thiết kế nguyên mẫu tuabin của họ vào năm 2013. Họ đặt tên cho công nghệ này là máy chuyển đổi năng lượng sóng (WEC). Thiết kế của các tuabin có thể chống chịu sóng lớn do bão gây ra.

Phần cánh quạt của tuabin được lấy cảm hứng từ vây cá heo, chắc chắn nhưng khá linh hoạt. Trụ hoặc thân mà tua bin gắn lên rất dẻo dai, trông như một bông hoa, có khả năng uốn cong mà không bị gãy. WEC trồi lên trên mặt biển khi đại dương lặng sóng, nhưng nó sẽ ngập dưới nước khi có những đợt sóng xô tới.

"Tôi tưởng tượng đến khung cảnh Trái Đất 200 năm sau. Tôi hy vọng những tuabin này sẽ làm việc một cách lặng lẽ, tốt đẹp trên mỗi bãi biển mà chúng hiện diện", Shintake nói.

.

TH