Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201505/tu-nghich-ly-duoc-mua-rot-gia-nong-san-phai-chang-nguoi-dan-dang-tu-boi-605607/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201505/tu-nghich-ly-duoc-mua-rot-gia-nong-san-phai-chang-nguoi-dan-dang-tu-boi-605607/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phải chăng người dân đang 'tự bơi' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 04/05/2015, 09:13 [GMT+7]
Từ nghịch lý được mùa, rớt giá nông sản

Phải chăng người dân đang 'tự bơi'

(Congannghean.vn)-Thời gian qua, thông tin về nông sản liên tục gặp thảm cảnh “được mùa, rớt giá” đã khiến người nông dân gặp không ít khó khăn. Và điệp khúc này vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn nếu như việc bao tiêu sản phẩm, định hướng quy luật thị trường tiêu thụ còn mập mờ, thiếu khoa học…
 
Lâu nay, việc liên kết “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp được các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo tới tận ruộng đồng của người nông dân. Phân tích trước việc liên kết “4 nhà”, các cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nông sản đều chỉ ra rằng, đây là mối liên hệ cần thiết, gắn kết chặt chẽ lợi ích với nhau để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng thị trường.
Su su rớt giá, nông dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu phải “nhắm mắt” vứt bỏ vào cuối tháng 2/2015 vừa qua
Su su rớt giá, nông dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu phải “nhắm mắt” vứt bỏ vào cuối tháng 2/2015 vừa qua
Từ đó, việc bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân cũng như nâng cao chất lượng nông sản sẽ từng bước hội tụ đầy đủ cả chất và lượng. Làm được như vậy, người nông dân có lời và doanh nghiệp có lãi là điều dễ thấy nếu có sự phối hợp nhịp nhàng. Tỉnh Nghệ An cũng đã áp dụng chủ trương này từ nhiều năm nay, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, mở hướng cho bà con nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, một số mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An dù được mùa nhưng lại rớt giá, không được bao tiêu kịp thời.
 
Cuối tháng 2/2015, người dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu đã phải “nhắm mắt” chôn hàng trăm tấn su su xuống đất làm phân bón vì giá bán quá bèo bọt, ở mức 200 đồng/kg. Đầu tháng 4 vừa qua, cũng chính tại huyện Quỳnh Lưu, hàng trăm ha dứa đến mùa thu hoạch bị rớt giá quá nửa so với vụ mùa trước. Nếu như cùng kỳ, mỗi kg dứa, bà con bán được từ 6 - 7 nghìn đồng thì năm nay chỉ còn 3 nghìn đồng. Không những thế, dứa đến độ chín cho thu hoạch, nếu không tiêu thụ kịp thời sẽ bị hỏng.
 
Vì vậy, bà con vùng trồng dứa ở huyện Quỳnh Lưu phải “bán đổ, bán tháo” cho tư thương để mong vớt vát chi phí bỏ ra ban đầu. Rồi chuyện cây ớt xuất khẩu của bà con ở 2 xã Khánh Sơn, Vân Diên, huyện Nam Đàn mấy năm về trước cũng phải bán rẻ sản phẩm vì doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm không đoái hoài gì… Đây cũng là tình trạng chung đối với dưa hấu ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và hành tây ở tỉnh Lâm Đồng, được đưa ra bàn thảo rất nhiều trong thời gian qua.
 
Về chuyện rớt giá dứa trong vụ mùa năm nay theo lý giải của ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu. Trước đây, Nhà nước đã quy hoạch vùng cho nông dân trồng dứa, cùng với đó, các doanh nghiệp ký kết thu mua dứa cho người dân. Nay nhà máy không hoạt động nên dứa được mùa nhưng rớt giá. Và bài học không chỉ riêng ở quả dứa mà còn đối với nếu nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã thể hiện các khâu liên kết rất yếu, chưa nói là thiếu đồng bộ. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng liên quan, thực trạng nông sản “được mùa, rớt giá” có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. 
 
Trước hết, đó là việc định hướng quy hoạch trong trồng trọt còn trong tình trạng thả nổi. Nghĩa là người dân còn sản xuất theo lối canh tác tự phát, chưa thực sự khoa học. Thực tế, hiện nay, bà con nông dân còn nặng về tâm lý “phong trào”, đại trà chứ chưa biết cách “đi tắt, đón đầu” để hoạch định nên trồng cây gì và số lượng bao nhiêu là đủ. Họ chỉ biết trước mắt, cây, quả nào bán chạy trong vụ mùa này thì sẽ triển khai trồng đồng loạt, ồ ạt trong vụ tới.
 
Vì vậy, đầu ra của sản phẩm bị tắc do cung vượt cầu, rớt giá là điều khó tránh khỏi. Một điều dễ thấy nữa là việc bao tiêu sản phẩm còn đang bỏ ngỏ, không tính toán trước được thị trường đầu ra. Đây là sự cố “lỗi nhịp” trong khâu liên kết giữa “4 nhà” với nhau, có phần thiếu chuyên nghiệp giữa doanh nghiệp và nông dân. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, các chuyên gia khoa học, nhà nghiên cứu đều nhận định, lý thuyết thì rất tốt, logic, nhưng khi triển khai trên thực tế thì còn khập khễnh, chưa đúng với yêu cầu đưa ra. Chưa kể, việc thực hiện chính sách, cơ chế trên lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu đồng bộ, chưa được giám sát chặt chẽ. 
 
Một vấn đề đặt ra hiện nay là, các cơ quan chuyên trách về nông nghiệp cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Cần phải đưa ra định hướng cho bà con trước mỗi vụ mùa tránh để “cung vượt cầu” dẫn đến tình trạng “được mùa”, “rớt giá” là điều cần làm trước mắt. Việc hoạch định chính sách quản lý cơ chế thị trường, kiểm soát giá cho mặt hàng nông sản cũng phải được thắt chặt, tránh việc thả nổi để người nông dân phải “tự bơi” như hiện nay. 
.

Ngọc Thái

.