Tình yêu của anh Chín dành cho chị Phương – một cô gái sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An nghèo khó, mắc phải căn bệnh u máu tủy sống, thực sự khiến cho người khác cảm động và khâm phục.
"Cổ tích tình yêu" kể lại câu chuyện về cô gái sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 16 tuổi, khi vừa học xong lớp 9 thì Phương đã mắc phải căn bệnh u máu tủy sống. Sau khi chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, gia đình đã đưa Phương ra BV Quân y 103. Tại đây, Phương được các bác sĩ mổ lấy khối u. Hai tháng sau, Phương đã đi làm trở lại được bình thường. Sau thời gian nằm điều trị, vì nhà nghèo nên Phương phải nghỉ học để nhường cho các em. Cuộc đời của Phương những tưởng sẽ đắm chìm trong u tối, tuyệt vọng khi bệnh tật và cái nghèo đeo đuổi, đè nặng.
Sức lan tỏa mãnh liệt của cuốn tự truyện
Cùng với Nguyễn Hồng Công, tác giả của "Xin đừng khóc nữa mẹ ơi" và "Khát vọng sống để yêu" hay Nguyễn Ngọc Sơn với "Họ đã sống và yêu như thế”, “Một thời và mãi mãi…", NXB CAND tiếp tục khẳng định thế mạnh của dòng sách nằm trong "tủ sách bình dân" với những câu chuyện rất đời, rất người và gần gũi với chúng ta.
"Cổ tích tình yêu" không chỉ là cuốn tự truyện "vượt khó để hạnh phúc" mà còn là cẩm nang cho giới trẻ, đánh thức khát vọng "Sống đẹp" của thanh niên thời hiện đại.
Ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng Giám đốc Cty dược Bảo Long tâm sự: Tôi tình cờ đọc một bài báo viết về đôi trẻ này, tôi xúc động khôn tả. Trong xã hội hiện đại này, nhiều đôi trai gái yêu nhau và bỏ nhau cũng vì những lí do rất tầm phào. Thế nhưng vẫn có một đôi trai gái quyết định gắn bó bên nhau dù chàng trai biết cô gái mình yêu bị tật nguyền, suốt đời ngồi xe lăn, không tự đi lại, vệ sinh cá nhân được. Ở đây, không chỉ có tình yêu, còn có cả tình người, tình đời nữa".
Cuốn tự truyện dày 344 trang với nhiều câu chuyện được viết chân thực, xúc động bởi giọng văn nghiệp dư nhưng mộc mạc, đi sâu vào tận cùng cảm xúc của con người.
Nếu ai đã từng đọc những dòng tâm sự của Nguyễn Thị Phương trong cuốn tự truyện, chắc sẽ thêm yêu hơn cuộc sống của mình: "… Em vừa muốn có anh, lại vừa mong anh rời xa và quên em đi, vừa muốn anh hạnh phúc bên người con gái xinh đẹp khỏe mạnh khác, lại vừa muốn anh chỉ là của riêng em thôi".
"Có phải em ích kỉ quá không?" câu nói này của cô gái tật nguyền Nguyễn Thị Phương nghe chát mặn và làm tôi thấy cay cay nơi khóe mắt. Và câu trả lời cho những hoài nghi mong manh của cô gái xứ Nghệ là một cái kết có hậu. Cô có quyền được sống, được yêu, được ích kỉ với những gì mình đang có…
Nhưng ánh sáng cuối đường hầm mang tên "tình yêu" đã thắp lên khi xuất hiện chàng trai miền Tây Trương Văn Chín. Trong lá thư gửi Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng, chị Phương viết: "Rồi tình yêu cảm động của chúng cháu đã vượt ra ngoài làng xã, được nhiều nhà báo về chụp ảnh viết bài. Đài phát thanh và truyền hình của huyện, tỉnh cũng về ghi lại câu chuyện tình yêu của chúng cháu để phát sóng. Kể từ đó chúng cháu được rất nhiều người quan tâm, chia sẻ".
Ân nhân mà Phương nhắc đến nhiều nhất trong cuốn tự truyện của mình là lương y Nguyễn Hữu Khai của Tập đoàn Y dược Bảo Long đã cho xe về tận quê và đón cô ra chữa bệnh. Ông còn tổ chức đám cưới cho đôi trẻ. Giấc mơ được khoác áo cô dâu đối với cô gái suốt 9 năm ngồi xe lăn là điều xa xỉ đối với Phương. Nhưng giờ đã thành hiện thực.
Chị Phương xúc động nói: "Có lẽ, tình yêu của vợ chồng tôi đã thấu tận trời xanh, khiến cho ông trời cũng phải cảm động, nên đã ban tặng cho vợ chồng tôi một món quà hạnh phúc vô giá. Một bệnh nhân nằm liệt giường gần 6 năm trời, từ ngực trở xuống đã mất hoàn toàn cảm giác, việc đại, tiểu tiện không còn tự chủ được mà quanh năm suốt tháng phải đặt ống thông, người chỉ còn da bọc xương, nặng 28kg. Nhưng sau 8 tháng 12 ngày điều trị, tôi đã sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh, nay cháu đã được 3 tuổi".
Người đàn ông có vóc dáng bé nhỏ, da trắng bợt với ánh nhìn đôn hậu ngồi bên cạnh chị là người chồng "cổ tích" mà chị luôn nhắc đến bằng sự biết ơn và kính trọng. Anh Chín bùi ngùi chia sẻ: "Lúc tôi gặp Phương, Phương đang gánh trong mình trọng bệnh. Tôi cảm thấy cần phải chia sẻ với Phương nỗi vất vả mà cô ấy đang chịu đựng. Cô ấy gieo vào lòng tôi hình ảnh một cô gái nhân hậu, hiền dịu. Cho đến khi xác định gắn bó với nhau, tôi quyết định rời bỏ quê hương Tiền Giang để theo Phương đến bất cứ nơi nào. Chỉ để được ở bên cô ấy".
Ân nhân mà Phương nhắc đến nhiều nhất trong cuốn tự truyện của mình là lương y Nguyễn Hữu Khai của Tập đoàn Y dược Bảo Long đã cho xe về tận quê và đón cô ra chữa bệnh. Ông còn tổ chức đám cưới cho đôi trẻ. Giấc mơ được khoác áo cô dâu đối với cô gái suốt 9 năm ngồi xe lăn là điều xa xỉ đối với Phương. Nhưng giờ đã thành hiện thực.
Chị Phương xúc động nói: "Có lẽ, tình yêu của vợ chồng tôi đã thấu tận trời xanh, khiến cho ông trời cũng phải cảm động, nên đã ban tặng cho vợ chồng tôi một món quà hạnh phúc vô giá. Một bệnh nhân nằm liệt giường gần 6 năm trời, từ ngực trở xuống đã mất hoàn toàn cảm giác, việc đại, tiểu tiện không còn tự chủ được mà quanh năm suốt tháng phải đặt ống thông, người chỉ còn da bọc xương, nặng 28kg. Nhưng sau 8 tháng 12 ngày điều trị, tôi đã sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh, nay cháu đã được 3 tuổi".
Người đàn ông có vóc dáng bé nhỏ, da trắng bợt với ánh nhìn đôn hậu ngồi bên cạnh chị là người chồng "cổ tích" mà chị luôn nhắc đến bằng sự biết ơn và kính trọng. Anh Chín bùi ngùi chia sẻ: "Lúc tôi gặp Phương, Phương đang gánh trong mình trọng bệnh. Tôi cảm thấy cần phải chia sẻ với Phương nỗi vất vả mà cô ấy đang chịu đựng. Cô ấy gieo vào lòng tôi hình ảnh một cô gái nhân hậu, hiền dịu. Cho đến khi xác định gắn bó với nhau, tôi quyết định rời bỏ quê hương Tiền Giang để theo Phương đến bất cứ nơi nào. Chỉ để được ở bên cô ấy".
Cô gái giàu nghị lực Nguyễn Thị Phương bước ra từ cổ tích… bởi hạnh phúc có thật của mình. Ảnh: TL
Sức lan tỏa mãnh liệt của cuốn tự truyện
Cùng với Nguyễn Hồng Công, tác giả của "Xin đừng khóc nữa mẹ ơi" và "Khát vọng sống để yêu" hay Nguyễn Ngọc Sơn với "Họ đã sống và yêu như thế”, “Một thời và mãi mãi…", NXB CAND tiếp tục khẳng định thế mạnh của dòng sách nằm trong "tủ sách bình dân" với những câu chuyện rất đời, rất người và gần gũi với chúng ta.
"Cổ tích tình yêu" không chỉ là cuốn tự truyện "vượt khó để hạnh phúc" mà còn là cẩm nang cho giới trẻ, đánh thức khát vọng "Sống đẹp" của thanh niên thời hiện đại.
Ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng Giám đốc Cty dược Bảo Long tâm sự: Tôi tình cờ đọc một bài báo viết về đôi trẻ này, tôi xúc động khôn tả. Trong xã hội hiện đại này, nhiều đôi trai gái yêu nhau và bỏ nhau cũng vì những lí do rất tầm phào. Thế nhưng vẫn có một đôi trai gái quyết định gắn bó bên nhau dù chàng trai biết cô gái mình yêu bị tật nguyền, suốt đời ngồi xe lăn, không tự đi lại, vệ sinh cá nhân được. Ở đây, không chỉ có tình yêu, còn có cả tình người, tình đời nữa".
Cuốn tự truyện dày 344 trang với nhiều câu chuyện được viết chân thực, xúc động bởi giọng văn nghiệp dư nhưng mộc mạc, đi sâu vào tận cùng cảm xúc của con người.
Nếu ai đã từng đọc những dòng tâm sự của Nguyễn Thị Phương trong cuốn tự truyện, chắc sẽ thêm yêu hơn cuộc sống của mình: "… Em vừa muốn có anh, lại vừa mong anh rời xa và quên em đi, vừa muốn anh hạnh phúc bên người con gái xinh đẹp khỏe mạnh khác, lại vừa muốn anh chỉ là của riêng em thôi".
"Có phải em ích kỉ quá không?" câu nói này của cô gái tật nguyền Nguyễn Thị Phương nghe chát mặn và làm tôi thấy cay cay nơi khóe mắt. Và câu trả lời cho những hoài nghi mong manh của cô gái xứ Nghệ là một cái kết có hậu. Cô có quyền được sống, được yêu, được ích kỉ với những gì mình đang có…
T.H (PLXH/PLVN)
.