Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201204/19501-nguoi-lon-can-hoc-cach-hieu-tre-397963/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201204/19501-nguoi-lon-can-hoc-cach-hieu-tre-397963/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người lớn cần học cách hiểu trẻ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/04/2012, 15:30 [GMT+7]
19501

Người lớn cần học cách hiểu trẻ

Tự vẫn vì… bị mắng
 
Chúng tôi tìm về gia đình chị Nguyễn Thị H. ở khối 1, thị trấn Yên Thành, nơi xảy ra vụ tự vẫn thương tâm của em Phạm Thị Thủy M. (SN 1997) vào ngày 29/3. Nước mắt của chị H. dường như đã cạn khô mấy ngày hôm nay bởi sự ra đi quá đột ngột của cô con gái.
 
Trưa ngày 29/3, sau khi nhận được thông tin về tình hình học tập của M. trên trường, chị H. nhắc nhở con cần chăm chỉ và chú tâm vào việc học hành hơn. Nhưng khi nghe những lời này, M. tỏ ra bức xúc khiến hai mẹ con to tiếng với nhau. Đến chiều, khi không thấy chị đi học, em trai M. đã chạy lên gác xép gọi thì bất ngờ phát hiện M. đã treo cổ ở cầu thang. Biết chuyện, chị H. đã kêu hàng xóm cắt sợi dây đưa M. đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành nhưng đã quá muộn.
 
Cách đây 4 năm, sau khi chia tay chồng, chị  H. nhận trách nhiệm nuôi dạy 2 con. Vất vả, khó nhọc nhưng bao nhiêu tình cảm chị H. đều dồn hết để nuôi con ăn học. “Tôi chỉ nhắc nhở nó đừng sao nhãng việc học hành, cố gắng học cho tốt, nào ngờ…”, chị H. nghẹn ngào.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hỏi, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Liêu cho biết: “Từ trước đến nay, em M. vốn là học sinh khá, học đều các môn. Tính tình vui vẻ, hiền lành, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường. Buổi sáng ngày 29/3, M. vẫn đến trường vui vẻ với bạn bè và không có biểu hiện gì khác thường. M. tự vẫn khiến thầy cô và bạn bè vô cùng bất ngờ và thương tiếc”.
 
Trước đó, vào ngày 23/22, tại xóm 5, xã Thái Sơn, Đô Lương cũng đã xảy ra một vụ tự vẫn đau lòng, nạn nhân là em Đặng Quang N. (SN 1998), học sinh lớp 8, Trường THCS Thái Sơn.
 
N. là con trai duy nhất trong gia đình có 4 chị em. Năm 2008, bố của N. mất trong một vụ tai nạn giao thông, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 23/2, người bác họ của N. đi qua nhà và phát hiện N. treo cổ trên cây xoan trước cổng nhà. Mặc dù được mọi người nhanh chóng cắt dây và tiến hành các biện pháp sơ cứu nhưng em N. đã tử vong. Theo một số người hàng xóm thì trước đó N. bị mẹ mắng, có thể do bức xúc và quẫn trí nên đã hành động dại dột đó. 
 
Không riêng gì tỉnh Nghệ An, gần đây trên cả nước cũng liên tục có các vụ học sinh tự vẫn. Ngày 22/3, em Dương Quốc T. (SN 1999), học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cũng đã treo cổ chỉ vì bị mẹ mắng.
 
Ngày 17/3, ba học sinh nữ gồm Nguyễn Thị Cẩm N., Nguyễn Nữ Mỹ H., Lê Thị Bích L., lớp 7A2 Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mi, tỉnh Đắk Nông) cũng đã cùng nhau tự vẫn. Cơ quan Công an huyện Đắk Mi đã thu được một chai nước cam uống dở và lá thư các em viết cho nhau với nội dung muốn được chết cùng nhau. Sự ra đi của các em để lại nỗi đau khôn nguôi đối với gia đình, bạn bè, thầy cô và hàng xóm bởi các em đều là những học sinh chăm ngoan.

Thiếu kỹ năng sống

Trước thực trạng ngày càng xuất hiện nhiều học sinh tìm đến cái chết, thầy Nguyễn Bá Minh, PGS-TS Tâm lý học -Trưởng khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động dại dột này của các em, trong đó có những nguyên nhân từ phía nhà trường như nhiều thầy cô luôn có tâm lý áp đặt và không quan tâm đến tâm lý học sinh, dẫn đến việc mắng mỏ các em làm các em xấu hổ trước bạn bè. Còn về phía gia đình, nhiều bậc phụ huynh còn mải lo chuyện làm ăn nên cũng không chú ý đến tâm lý của các em, họ chỉ quan niệm hễ cứ học giỏi là được. Sự thay đổi tâm lý của lứa tuổi mới lớn, nếu các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo không quan tâm thì các em sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bị cô lập bởi các em không biết sẻ chia cùng ai”. 
 
Cũng theo thầy Minh, ở lứa tuổi từ 13 - 16 có diễn biến tâm lý phức tạp nhất trong quá trình phát triển nhân cách, trưởng thành của giới trẻ. Đây là một giai đoạn giao thời giữa tính cách “trẻ con” và chuyển sang làm “người lớn”. Ở độ tuổi này các em thường bồng bột, hiếu thắng và có tính tự ái cao. Các em muốn khẳng định làm người lớn, tự quyết các vấn đề của mình và muốn sống theo thế giới mà các em cho rằng tốt nhất. Khi gặp bế tắc các em chỉ muốn giải quyết thật nhanh để thoát khỏi bế tắc đó.
 
“Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp trong việc giáo dục những kỹ năng cần thiết cho học sinh cũng như thường xuyên quan tâm đến tâm lý của các em”, thầy Minh nói. 
 
Còn anh Hoàng Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Kỹ năng sống TP Vinh cho rằng: “Việc giáo dục kỹ năng sống rất cần thiết cho trẻ bởi nó sẽ góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ”. 

Từ những vụ việc trên cho thấy rất cần sự quan tâm sâu sát của gia đình, bạn bè và nhà trường để có thể động viên, tham gia gỡ rối giúp các em học sinh vượt qua những áp lực cuộc sống hàng ngày. Đừng để mỗi lúc xảy ra những hậu quả đau lòng chúng ta mới giật mình thảng thốt “giá như”.

Doãn Hòa
.