Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/201608/truy-to-3-doi-tuong-to-chuc-nguoi-khac-tron-di-nuoc-ngoai-695168/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/201608/truy-to-3-doi-tuong-to-chuc-nguoi-khac-tron-di-nuoc-ngoai-695168/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Truy tố 3 đối tượng 'Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 23/08/2016, 08:20 [GMT+7]

Truy tố 3 đối tượng 'Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài'

(Congannghean.vn)-Sau một thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã hoàn tất hồ sơ vụ án, chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố đối với các bị can Trần Văn Trung, Trần Khánh Vũ và Nguyễn Thị Kim Trang ra trước pháp luật về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Trần Văn Trung là Giám đốc chi nhánh nhưng đã “qua mặt” Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch, dịch vụ dầu khí Hải Phòng, đứng ra ký hợp đồng, đưa hàng chục người lao động đi nước ngoài trái pháp luật Việt Nam.

Lực lượng Công an dẫn giải bị can Trần Văn Trung về nơi giam giữ.
Lực lượng Công an dẫn giải bị can Trần Văn Trung về nơi giam giữ.

Kì 1: Giám đốc chi nhánh đưa người đi nước ngoài trái phép

Công ty Cổ phần Du lịch, dịch vụ dầu khí Hải Phòng (gọi tắt là OSC HP) được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại 40 đường Trần Văn Khải, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Công ty này được Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép làm dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.

Quá trình hoạt động, Công ty OSC HP đã thành lập các chi nhánh tại các TP Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Nam Định. Trong đó, chi nhánh tại tỉnh Nam Định có trụ sở tại 81B, đường Giải Phóng, TP Nam Định (có tên gọi tắt là OSC Nam Định) và bổ nhiệm ông Trần Văn Trung (SN 1981) trú tại phường Cửa Nam, TP Nam Định, là cử nhân kinh tế làm Giám đốc Chi nhánh, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.

Trong thời gian điều hành chi nhánh, ông Trần Văn Trung đã thành lập Văn phòng giao dịch tư vấn tại Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa, Trung giao cho Mai Văn Quang trú tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa làm Trưởng Văn phòng; tại Hà Nội giao cho Bùi Thị Hằng trú tại xã Nho Tường, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình làm Trưởng Văn phòng; tại Nghệ An giao cho Trần Khánh Vũ trú tại khối 4, phường Hà Huy Tập, TP Vinh làm Trưởng Văn phòng.

Trong quá trình làm việc, điều hành, Trung quen với Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1976) trú tại phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Trang có 4 năm lao động phổ thông tại Cộng hòa Síp (Thổ Nhĩ Kỳ) nên quen biết nhiều tổ chức, cá nhân môi giới lao động ở Síp.

Năm 2012, khi gặp Trung, Trang đã giúp Trung mở rộng thị trường lao động sang Síp. Trung đã tham mưu cho OSC HP ký hợp đồng cung ứng lao động hợp lệ với các đối tác như Georgios Ioannou... của Cộng hòa Síp (Nam Síp) và OSC HP đã báo cáo với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Năm 2013, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn cho phép OSC HP tuyển chọn, đào tạo và làm thủ tục cấp visa cho 200 lao động phổ thông đi làm việc với các đối tác trên tại Síp, thuộc các ngành nghề lao động nông nghiệp, làm trang trại. Thực hiện thị trường này, Trần Văn Trung đã đưa được 9 lao động phổ thông sang lao động tại Nam Síp đúng với ngành nghề mà đối tác đã ký kết.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2013, phía Nam Síp không có nhu cầu tuyển lao động nên Trung và Trang bàn nhau sang Bắc Síp tìm công ty môi giới lao động để đưa lao động Việt Nam sang làm việc, trong đó Trang có nhiệm vụ tìm đối tác. Tại Bắc Síp, Trang đã móc nối với một số tổ chức lao động, nhưng không có ký kết hợp động cung ứng lao động hợp lệ với doanh nghiệp, cũng không được sự cho phép của pháp luật Việt Nam.

Sau khi được các tổ chức môi giới thông báo tuyển lao động đi Bắc Síp dưới dạng thư mời thử việc một tháng, Trang đã thông báo cho Trung để tuyển lao động. Trang yêu cầu Trung chuyển hồ sơ lao động qua hộp thư điện tử cho Trang. Nhận được thông tin của Trang từ Bắc Síp, Trung thông báo cho các văn phòng giao dịch tại Nghệ An, Thanh Hóa tuyển lao động gấp.

Trung còn hướng dẫn để các văn phòng giao dịch thông báo đến người lao động phổ thông, thời gian làm việc 8 giờ/ngày, lương 425 EURO/tháng, được nghỉ ngày chủ nhật, ngày lễ của nước sở tại; thời hạn hợp đồng là 4 năm.

Về nội dung hợp đồng cơ bản Trung dựa trên hợp đồng được đăng ký hợp lệ với các đối tác trước đây tại Nam Síp mà không báo cáo xin phép Cục Quản lý lao động ngoài nước để thẩm định thị trường lao động và đối tác mới. Vì vậy, Trung không biết người Việt Nam sang Bắc Síp làm việc gì, điều kiện làm việc và chế độ ra sao, họ xuất cảnh theo diện gì. Thế nhưng, Trung vẫn soạn thảo hợp đồng, ký đại diện chi nhánh để đưa lao động đi nước ngoài trái pháp luật. Theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Công ty OSC HP và quyết định thành lập chi nhánh thì Trần Văn Trung không có thẩm quyền ký kết hợp đồng trên nhưng Trung vẫn “qua mặt” Tổng Giám đốc.

Nhận được thông báo tuyển người đi lao động tại Síp trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Văn phòng đại diện ở Nghệ An có 9 lao động đến đăng ký, nộp hồ sơ cho Trần Khánh Vũ kèm theo 7.000 USD/người; 18 người lao động đến đăng ký nộp hồ sơ cho Mai Văn Quang, kèm theo 7.000 - 9.000 USD/người. Còn 2 người trực tiếp đến Chi nhánh OSC Nam Định nộp hồ sơ cho Trung. Quang thu mỗi người 2.000.000 đồng, Vũ thu mỗi người 100 USD nói là tiền “làm thủ tục” xuất nhập cảnh.

Sau đó, Vũ và Quang chuyển toàn bộ hồ sơ ra Chi nhánh OSC Nam Định cho Trung. Từ các tài liệu này, Trung chỉ đạo nhân viên soạn, gửi vào hộp thư điện tử cho Trang và Trang lại chuyển tiếp các tài liệu hồ sơ trên cho các đối tác ở Bắc Síp.

Sau khi các đối tác nhận được hồ sơ, đã gửi thư mời thử việc một tháng, bảo lãnh ngân hàng với số tiền 1.225 EURO, Trang tiếp tục chuyển tài liệu trên về cho Trung qua hòm thư điện tử. Trung in các tài liệu ra, thông báo cho Trần Khánh Vũ, Mai Văn Quang đưa người lao động ra Chi nhánh OSC Nam Định, mang theo tiền để nộp cho hợp đồng đã ký kết. Sau đó, Trung cho nhân viên đưa người ra sân bay Nội Bài gặp Trang. Tại sân bay, Trang hướng dẫn người lao động làm thủ tục nhập cảnh vào Cộng hòa Síp.

Với phương thức trên, từ năm 2013 đến khi bị cơ quan An ninh điều tra phát hiện, bắt giữ (tháng 5/2015), Trung và Trang đã tổ chức đưa 29 lao động Việt Nam sang lao động bất hợp pháp tại Bắc Síp. Người có thời gian được ở lại làm việc tại Bắc Síp ngắn nhất chỉ 23 ngày, đó là trường hợp anh Phạm Ngọc Thịnh (SN 1977) quê ở Nam Định, xuất cảnh ngày 3/3/2013, nhập cảnh về Việt Nam ngày 28/3/2013.

(Còn nữa)

.

Hữu Trọng

.