Một sự kiện thiên văn hiếm hoi có tên là “trăng đen” sẽ xuất hiện vào tối thứ sáu tuần này (30/9) và sẽ khiến cho bầu trời của vùng Tây bán cầu tối đen lại như đêm 30.
Những người sống ở vùng Đông bán cầu phải đợi cho đến tháng tiếp theo để chứng kiến sự kiện hiếm hoi này và có thể nó sẽ trùng với lễ Halloween. Chúng ta đã có nhiều loại mặt trăng khác nhau như trăng máu, trăng xanh, siêu trăng, nhưng mặt trăng đen vẫn còn là một định nghĩa rất mới và các nhà khoa vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu.
Kỳ trăng tròn thứ ba trong một mùa (một trong bốn kỳ trăng tròn) được gọi là trăng xanh như trong Lịch nhà nông của nông dân. Trăng đen là lần xuất hiện kỳ trăng mới thứ hai trong một tháng. Trăng xanh là lần xuất hiện kỳ trăng tròn thứ hai trong một tháng.
Một số lý thuyết cho rằng trăng đen chỉ xuất mỗi 19 năm một lần. Nguồn ảnh: arminofaja |
Một số nền văn hóa cho rằng mặt trăng màu đen chỉ xảy ra khoảng một lần mỗi 19 năm, khi tháng Hai không có một kì trăng tròn nào. Trăng đen sắp tới sẽ xảy ra vào lúc 8:11 tức 5:11 giờ Thái Bình Dương vào thứ 6 ngày 30/9 đối với những người sống ở Tây bán cầu, bao gồm Bắc và Nam Mỹ.
Đối với vùng Đông Bán Cầu (châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc), trăng đen sẽ xuất hiện vào tháng tới, vào ngày 30 hoặc 31/10, tùy thuộc vào nơi bạn sống.
Vậy Mặt Trăng đen sẽ trông như thế nào? Nó sẽ hoàn toàn biến mất trên bầu trời và khiến cho màn đêm không hề có chút ánh sáng nào. Một vài ngày sau đó, bạn sẽ thấy một mảnh trăng bạc hình lưỡi liềm trên bầu trời. Nguyệt thực toàn phần hay Mặt Trăng máu là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của Mặt Trăng là do ánh sáng từ bề mặt Mặt Trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái Đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).
Trăng xanh là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm dương lịch dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm lại có thêm một lần trăng tròn.
Nghĩa đen sát nhất của từ trăng xanh là khi Mặt Trăng (không nhất thiết phải là trăng tròn) xuất hiện với một màu xanh nhạt bất thường và đó là một sự kiện hiếm gặp. Có thể là do khói hoặc các hạt bụi trong khí quyển như đã xảy ra sau sự kiện cháy rừng ở Thuỵ Điển và Canada vào năm 1950. Đáng chú ý nhất là sau khi vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883 đã gây ra Mặt Trăng xuất hiện một màu xanh đến gần hai năm.
Các hạt khí quyển có đường kính khoảng một micromét thì trường hợp này ánh sáng bước sóng dài xuất hiện màu đỏ khi quan sát dưới mặt đất còn ánh sáng bước sóng ngắn xuất hiện màu xanh được chọn lọc truyền vào mắt người.
Siêu Mặt Trăng được đặt ra bởi nhà chiêm tinh Richard Nolle năm 1979, định nghĩa là: “... một Mặt Trăng non hoặc trăng tròn xuất hiện khi Mặt Trăng ở tại hoặc gần (trong vòng 90%) vị trí gần nhất so với Trái Đất trong một quỹ đạo nhất định (cận điểm). Trong ngắn hạn, Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên một đường thẳng, với Mặt Trăng ở vị trí gần Trái Đất nhất”.