Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201304/27932-nguoi-chiem-giu-dai-phat-thanh-sai-gon-va-chuyen-ngay-chien-thang-391398/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201304/27932-nguoi-chiem-giu-dai-phat-thanh-sai-gon-va-chuyen-ngay-chien-thang-391398/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn và chuyện ngày chiến thắng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 30/04/2013, 08:15 [GMT+7]
27932

Người chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn và chuyện ngày chiến thắng

Hoàng Trọng Tình cũng chính là người đã chỉ huy Đại đội 5 chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn, chuẩn bị mọi điều kiện để cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào 11h30 ngày 30/4/1975 lịch sử.
 
Một thời hoa lửa

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình sinh năm 1949, ở xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 15/1/1967, khi vừa bước vào tuổi 18, anh đã khoác lên mình màu xanh áo lính. Sau 3 tháng huấn luyện quân trường tại Đoàn 52 của Quân khu 4 ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa), anh cùng đơn vị được lệnh tăng cường cho chiến trường Quảng Trị.
 
Trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến tháng 9/1973, từ sau khi tham gia chiến dịch Mậu Thân đến trước Hiệp định Paris, Hoàng Trọng Tình đã đảm nhận những cương vị công tác khác nhau như Đại đội trưởng Tiểu đoàn 27 mặt trận B5; chính trị viên Đại đội và cuối cùng là chính trị viên Tiểu đoàn của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 chiến đấu tại Quảng Trị.

Ngày 16/9/1973, Hoàng Trọng Tình vinh dự được cùng anh em đón 2 Thủ tướng Fidel Castro (Cu Ba) và Phạm Văn Đồng vào thăm Quảng Trị. Đến tháng 7/1974, anh cùng đơn vị nhận lệnh hành quân vào chiến đấu tại mặt trận Chi khu quận lỵ Thượng Đức (Quảng Nam - Đà Nẵng).
 
Đời thường của vị tướng về hưu
Trong ký ức của vị tướng này, đây là thời khắc gian khó và ác liệt nhất mà trong đời lính ông phải trải qua, bởi Chi khu quận lỵ Thượng Đức là vùng chiến sự mà đế quốc Mỹ mệnh danh là “Cánh cửa thép” bảo vệ TP Đà Nẵng, nên chúng tập trung mọi nhân lực, phương tiện, vũ khí để bảo vệ. Tiểu đoàn 9 của chính trị viên Hoàng Trọng Tình được chọn để đánh vào hướng quan trọng, dự kiến sẽ đánh xong trong vòng 1 - 2 ngày nhưng kéo dài đến ngày thứ 8 mới tiêu diệt toàn bộ địch chốt đóng. Sau khi chiếm giữ thành công căn cứ quân sự quan trọng này, Tiểu đoàn 9 tiếp tục đánh chiếm trung tâm TP Đà Nẵng.
 
Sau khi củng cố Đà Nẵng, quân đoàn làm một cuộc hành quân thần tốc dọc theo miền duyên hải trục đường 1A. Chỉ sau 11 ngày, đơn vị đã vượt qua chặng đường dài gần 1.000 km xuyên 3 quân khu, đi qua 11 tỉnh, 18 thị xã địch đang chiếm đóng. Trong đó, nổi bật nhất là tiêu diệt và làm tan rã 5.000 tên địch, giải phóng thị xã Hàm Tân, góp phần đập tan hệ thống phòng thủ Sài Gòn từ xa trên hướng Đông của Mỹ - Ngụy.

Thời khắc lịch sử tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4

17 giờ ngày 26/4/1975, Sư đoàn 304 anh hùng của Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình đánh vào căn cứ Nước Trong, là điểm phòng ngự rắn nhất của địch trên chiến tuyến Đông Nam Sài Gòn. Sau 3 ngày thiện chiến, chúng ta đã làm chủ được hoàn toàn khu vực này. Trước sức mạnh như triều dâng bão cuốn của quân ta, xe tăng M113 chở quân tiếp viện hốt hoảng húc vào nhau và trở thành những đống sắt vụn bất động trước hỏa lực của B40, B41 và pháo bắn thẳng khiến địch bỏ chạy nhao nhác, hoảng loạn. Được đà thẳng tiến, đơn vị lại nhận lệnh mục tiêu là Dinh Độc Lập.
 
Đúng 11 giờ ngày 30/4/1975, lực lượng thọc sâu đã chiếm được cứ điểm quan trọng này, bắt gọn cả Tổng thống Dương Văn Minh lẫn một số thành viên nội các Sài Gòn. Chớp thời cơ ngàn năm có một, Hoàng Trọng Tình chỉ thị cho Đại đội 5, Tiểu đoàn 8 nhanh chóng đánh vào cổng Đài phát thanh ngụy trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đối diện với Cục An ninh quân đội.

Khi quân ta tiến vào Cục An ninh quân đội thì không còn bóng dáng một ai. Đồ đạc, giấy tờ, tài liệu bừa bãi, ném vương vãi khắp nơi. Tên Đại tá Cục trưởng An ninh trong cơn hoảng loạn, dùng súng giảm thanh tự sát chết ngay tại phòng làm việc. Chỉ sau mấy phút, Đài phát thanh chính thức được bên ta chiếm giữ. Hoàng Trọng Tình giao nhiệm vụ cho Đại đội 5 bảo vệ an toàn Đài phát thanh để chuẩn bị cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
 
 
Thời khắc lịch sử tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1945
 
Hơn 11 giờ ngày 30 tháng 4, chiếc xe Jeep do Trung đoàn phó Nguyễn Xuân Thệ và một số sỹ quan cùng đi áp giải Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Ngọc Mẫu dừng lại trước thềm trụ sở Đài phát thanh Sài Gòn.
 
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, từ căn phòng lịch sử này vang lên lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng miền Nam của viên Tổng thống ngụy cuối cùng, Đại tướng Dương Văn Minh. Cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Tổng thống và các cơ quan, công sở ngụy.
 
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc sum họp một nhà, Hoàng Trọng Tình tiếp tục tham gia chiến dịch Tây Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia, trấn giữ biên giới Tây Bắc. Trải qua nhiều đơn vị công tác sau khi hòa bình lập lại, trước khi nghỉ hưu theo chế độ ở cương vị là Phó Chính ủy Quân khu 4, vào năm 2006, Hoàng Trọng Tình được phong hàm Thiếu tướng.

Đã gần 40 năm trôi qua, song với Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, những khoảnh khắc lịch sử trong ngày đất nước trọn niềm vui ấy đã đi theo ông suốt cuộc đời này. Chia sẻ với tôi vào một ngày đầu tháng tư, trong khu vườn yên tĩnh rợp bóng cây xanh lọt thỏm giữa bao nhiêu ồn ã của thành phố Hà Tĩnh, tướng Tình không giấu được sự xúc động khi nghĩ về khoảnh khắc ngày chiến thắng.
 
Đời lính, ông đã kinh qua gian khó, hiểm nguy, đã đối mặt với giây phút sinh tử cận kề nhưng giây phút làm chủ Sài Gòn, tận thấy anh em đồng chí tay bắt mặt mừng, ôm nhau khóc trong niềm vui đoàn tụ, giữa sự hân hoan chào đón của hàng vạn đồng bào khiến ông như chết lặng vì hạnh phúc.

Giây phút chuẩn bị cho Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu tuyên bố đầu hàng, tướng Tình vẫn còn nhớ, lúc ấy điều kiện máy móc, thiết bị không được tốt nên việc thu băng tướng Minh phải thử đi thử lại nhiều lần, trong khi lời phát biểu của Thủ tướng Mẫu thì được truyền dẫn trực tiếp.
 
Lời tuyên bố đầu hàng được phát ra vào lúc 11 giờ 20 phút: "Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ Trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".
 
Trong số những người đầu tiên kéo đến đài hôm đó có cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bài hát “Nối vòng tay lớn” của ông, chính là nhạc phẩm đầu tiên được phát lên sóng của Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4. Lúc này, tại Dinh Độc Lập, xe tăng cũng đã bắt đầu húc đổ cổng để tiến vào, tại nhiều cứ điểm quan trọng khác của Sài Gòn, quân ta đã làm chủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

Tướng về hưu

Dù đã về hưu, song Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình vẫn thường xuyên cùng đồng đội, đồng chí tham gia các hoạt động thiện nguyện tại địa phương cũng như các chương trình về nguồn, thăm lại đồng đội trong đơn vị cũ. Mới đây nhất, ông đã vào Chi khu quận lỵ Thượng Đức để dự lễ khởi công xây dựng tượng đài chiến thắng, vinh danh những người anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ bình yên Đà thành. Ngoài thời gian dành cho gia đình và công việc, những lúc rảnh rỗi, Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình lại vui thú với việc chăm sóc vườn cây cảnh, nuôi đàn cá dưới ao và nâng niu mấy con thỏ.

Thầm lặng phía sau những chiến công to lớn của vị tướng này, không thể không nhắc đến gia đình bé nhỏ nhưng ấm áp của ông. Vợ của Thiếu tướng là một người phụ nữ đảm đang, trung hậu, bà trước đây công tác tại Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh. Hai vợ chồng có ba con trai, ai cũng giỏi giang, tự khẳng định mình để đứng lên trong sự nghiệp. Ba người con của vợ chồng Thiếu tướng đều tiếp bước bố, khoác lên mình bộ quần áo lính đầy tự hào. Ngoại trừ cậu thứ hai đang công tác tại Tỉnh đội Hà Tĩnh, còn hai người con khác đang tiếp bước truyền thống tại đơn vị cũ của bố ở Bộ Tư lệnh Quân khu 4.

Thiên Thảo
.