Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201212/24809-nhung-bat-cap-cua-viec-long-tieng-trong-phim-393701/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201212/24809-nhung-bat-cap-cua-viec-long-tieng-trong-phim-393701/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những bất cập của việc lồng tiếng trong phim - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 13/12/2012, 11:33 [GMT+7]
24809

Những bất cập của việc lồng tiếng trong phim

Có 2 cách làm. Cách thứ nhất là sử dụng tiếng nói của chính diễn viên đóng phim (mời họ lồng tiếng lại). Cách thứ hai là mời người khác đảm đương việc này. Hiện nay, phổ biến hơn cả là cách làm thứ hai: Người A diễn xuất trên màn ảnh nhưng giọng nói lại là của người B. Rất ít khi diễn viên được tự lồng tiếng. Lý do dẫn tới việc "bất đắc dĩ" này có thể có nhiều: Diễn viên có khả năng diễn xuất nhưng giọng nói không đạt yêu cầu về đài từ, âm sắc chất giọng, khả năng biểu cảm qua giọng nói. Cũng có thể có lý do "tế nhị" khác: Việc lồng tiếng đã có ê kíp riêng, "chuyên" rồi, xin diễn viên đóng phim không làm nữa.

Cách làm phổ biến hiện nay có mặt tốt là "chuyên nghiệp hóa", khắc phục được tình trạng nhiều diễn viên diễn xuất được nhưng giọng nói không đạt yêu cầu như đã nói, song lại để lộ nhiều hạn chế, thậm chí, phản nghệ thuật, với những biểu hiện như sau:

Người xem nhận ra nhiều giọng nói quá quen thuộc, "tuần chay nào cũng có nước mắt", lồng cho đủ các loại nhân vật: Già, trẻ, chính diện, phản diện, tích cực, tiêu cực… Nhiều khi người xem bắt gặp không ít chuyện khôi hài: Vừa ở kênh A, giọng diễn viên X vào vai một nhân vật chính diện, đáng quý trọng, thì ngay sau đó ở kênh B (hoặc cùng một lúc, do người xem đổi kênh) cũng giọng ấy lại lồng cho một vai phản diện, lưu manh, bặm trợn. Do diễn viên lồng tiếng thạo "nghề" có hạn, dường như quanh đi quẩn lại ước chừng chỉ vài chục người cả nam lẫn nữ mà họ phải lồng tiếng cho rất nhiều nhân vật, ở rất nhiều phim. Người ta nói rằng những diễn viên chuyên lồng tiếng này thu nhập có khi còn hơn hẳn diễn viên đóng phim.

Poster phim "Gió qua miền tối sáng" - bộ phim Việt Nam hiếm hoi thực hiện việc thu trực tiếp tiếng diễn viên tại nơi quay.

Không có thời gian nghiên cứu kỹ tính cách, tâm lý nhân vật để lựa chọn giọng nói cho phù hợp, lại chỉ bó hẹp trong số lượng người lồng tiếng ít ỏi nên tình trạng "đầu Ngô mình Sở" như đã nói ắt phải xảy ra. Giọng nói mảnh mai, hời hợt, thiếu chiều sâu đã được lồng cho nhân vật có nội tâm sâu sắc, trí tuệ thông thái, và ngược lại, giọng ấm áp, truyền cảm lại có khi phải lồng cho nhân vật tầm phào, nông cạn. Có khi nhân vật đã nhiều tuổi (tới 70 tuổi) nhưng đã được lồng bởi giọng của người trẻ và ngược lại, nghe rất phản cảm. Lại có khi tính cách nhân vật khác xa với giọng của người lồng tiếng (ví như nhân vật rất tình cảm, có chiều sâu nội tâm, có tính cách đa dạng, phong phú nhưng giọng nói của người lồng thì khô khốc, hời hợt, đơn giản).

Với những diễn viên không có được giọng nói tốt, chuẩn thì việc sử dụng giọng người khác là cần thiết đã đành. Đằng này, ngay cả những diễn viên nổi tiếng vừa diễn xuất giỏi, vừa có giọng nói tốt đã buộc phải chấp nhận việc người khác lồng tiếng cho vai diễn của mình. Rồi thì không ít phim, nhân vật người Bắc nhưng lại sử dụng giọng Nam để lồng một cách tùy tiện trong khi nội dung kịch bản không yêu cầu. Lý do của những tình trạng trên xem ra cũng chỉ là chuyện "tế nhị" muôn thuở, xưa như… trái đất! Đó là lắm khi nghệ thuật bị đẩy xuống hàng thứ yếu để nhường chỗ cho những thứ khác ngoài nghệ thuật. Không phải là đạo diễn không biết. Nhưng họ buộc phải chấp nhận để đạt được những điều khác cần hơn. Cứ tưởng cung cách lồng tiếng như hiện nay là "chuyên nghiệp" nhưng thực chất lại tùy tiện, đại khái, "nghiệp dư" vì đã làm giảm sút giá trị nghệ thuật của phim. Không ít diễn viên tên tuổi sẽ chẳng bao giờ được công chúng biết giọng nói của mình nếu không lên truyền hình giao lưu hoặc trả lời phỏng vấn. Lại cũng không ít nghệ sĩ bị "oan" với lời nhận xét của người xem: "Ôi dào, nghệ sĩ tài ba thế mà có giọng nói chán quá, nghe mất cảm tình". Người xem nào biết chuyện như đã nói mới hiểu và thông cảm được nỗi bực mình của những diễn viên có giọng nói hay nhưng không được đạo diễn để họ lồng tiếng cho chính vai của mình.

Cũng bởi vì kể cả đạo diễn có tài, lao động nghệ thuật nghiêm túc nhưng việc lồng tiếng (thậm chí cả việc tìm diễn viên) đã khoán trắng cho các trợ lý và chính sự nể nang, cốt cho được việc nhanh đã dẫn tới nhiều hệ lụy, làm sụt giảm giá trị bộ phim mà khâu lồng tiếng là điều cần nói vậy


VNCA
.