Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201604/tuong-ve-huu-va-ky-uc-ngay-giai-phong-mien-nam-674992/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201604/tuong-ve-huu-va-ky-uc-ngay-giai-phong-mien-nam-674992/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tướng về hưu và ký ức ngày giải phóng miền Nam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 30/04/2016, 15:33 [GMT+7]

Tướng về hưu và ký ức ngày giải phóng miền Nam

(Congannghean.vn)-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND)- Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 là “người đặc biệt” khi ông trở thành dũng sĩ diệt Mỹ năm 18 tuổi và năm 26 tuổi được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Trong quãng đời binh nghiệp của ông có nhiều khoảnh khắc sinh tử đáng nhớ, nhưng ký ức về trận đánh tiến vào Sài Gòn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 41 năm về trước là trận tử chiến đáng nhớ hơn cả.

Trung tướng - Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng
Trung tướng - Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng quê gốc ở Móng Cái (Quảng Ninh), nhưng nơi lưu giữ những dấu ấn trong quãng đời binh nghiệp của ông lại là khúc ruột miền Trung đầy nắng gió. Trở về đời thường sau 42 năm cống hiến trong quân ngũ, ông cũng chọn thành Vinh làm chốn dừng chân, trở thành “người làm vườn” mẫn cán trong khuôn viên cây xanh, cây cảnh ở xã Nghi Ân, huyện Nghi Lộc. Nhắc đến Anh hùng LLVTND - Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nhiều người thời hậu chiến nghĩ ngay đến một vị tướng “thét ra lửa” và một quân nhân mê bóng đá. Cũng phải thôi, bởi trong lịch sử Quân khu 4, có lẽ ông là vị tướng duy nhất dám để đội bóng quân đội từ nghiệp dư thăng hạng lên V-League, một sân chơi vô cùng khốc liệt nhưng đã “chiến đấu” hết mình, chẳng khác đội bóng giàu truyền thống nào.

Ngày thống nhất đất nước trong ký ức vị tướng

Trở lại với câu chuyện về quãng đời binh nghiệp của Anh hùng LLVTND - Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, ông cho rằng, kể chuyện chiến tranh với những lần đối diện giữa sự sống với cái chết thì “vô thiên lủng” (nhiều, không thể kể hết - P.V). Tuy nhiên, đáng nhớ nhất vẫn là trận đánh gần như cuối cùng trong quãng đời binh nghiệp. Đó là trận đánh thần tốc, táo bạo từ mặt trận Tây Nguyên vào thẳng cửa ngõ Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng tự hào cho biết, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông là một trong những chiến sỹ may mắn được tham gia ngay từ thời điểm bắt đầu đến ngày đại thắng, cũng là một trong những chiến sỹ đã đặt chân đến Sài Gòn trong ngày rực rỡ cờ hoa năm đó.

Bìa cuốn hồi ký ghi lại những ký ức thời hoa lửa                           của Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng
Bìa cuốn hồi ký ghi lại những ký ức thời hoa lửa của Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng

Đoàn Sinh Hưởng nhập ngũ năm 1966, khi vừa tròn 17 tuổi, được phiên chế về Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3. Chiến dịch đầu tiên trong đời lính của ông là chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, trận chiến được mệnh danh là "Điện Biên Phủ thứ hai" của Việt Nam. Sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông là đại đội trưởng xe tăng, thuộc Binh chủng tăng thiết giáp, được điều động vào chiến trường Tây Nguyên, bắt đầu mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Vị tướng già cho biết, ông đã chỉ huy Đại đội 9 cùng với bộ binh Sư đoàn 10 đánh tiêu diệt cụm cứ điểm Đắk-pét. Ông chỉ huy chiếc xe tăng 980, đánh thắng “giòn giã” trận này đến trận khác, “dẹp đường” cho chiến dịch tổng tiến công Sài Gòn.

“Trong trận đánh Buôn Mê Thuột, chúng tôi được lệnh đánh thẳng vào Sư đoàn 23, cơ quan đầu não của địch ở Tây Nguyên. Đại đội 9 do tôi chỉ huy cùng với Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 21, Sư đoàn 10 đã cắm cờ chiến thắng ở Bộ chỉ huy Sư bộ 23 ngụy. Tiếp đó, đơn vị tiếp tục đánh thắng ngã 5 và ngã 6 Buôn Mê Thuột, rồi phối hợp cùng các cánh quân giải phóng toàn bộ thị xã Buôn Mê Thuột, phối hợp với Sư đoàn 320 đánh chiếm thị xã Cheo Reo - Phú Bổn rồi thừa thắng đánh vào Tuy Hòa, đi theo đường chiến lược vòng về phía Tây Sài Gòn để tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng nhớ lại.

Trong thời khắc lịch sử gấp gáp ấy, Đại đội 9 được lệnh đánh đuổi địch theo tuyến đường 7, tạo thành mũi tấn công chủ đạo thọc sâu vào căn cứ của chính quyền ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Nhiệm vụ đầu tiên là đánh chiếm cứ điểm ở khu vực cầu An Hạ, giáp ranh giữa hai huyện Hóc Môn và Củ Chi, nằm trên Quốc lộ 22 (đường xuyên Á) ngày nay. Sáng 29/4/1975, 4 chiếc xe tăng đánh chiếm được vị trí cầu An Hạ thì đụng độ với một thiết đoàn gồm 24 chiếc xe tăng của địch.

Ngay lập tức, sáng kiến “lấy xe tăng địch để đánh địch” đã được thực hiện và sau trận đánh chớp nhoáng, Đại đội 9 đã khiến địch phải bỏ chạy tán loạn, vứt lại 12 chiếc xe tăng còn sử dụng được; sau đó số xe này được bổ sung vào đội hình chiến đấu của ta. Trên đà chiến thắng, Đại đội 9 đánh tiếp vào Thành Quan Năm (Củ Chi), đánh thẳng vào trại Quang Trung, ngã tư Bảy Hiền, đánh ngược về sân bay Tân Sơn Nhất, kết thúc bằng trận đánh vào Bộ Tổng tham mưu của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. 11 giờ ngày 29/4, đoàn xe của Đại đội 9 do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy vượt qua ngã ba Bà Quẹo, cách ngã tư Bảy Hiền khoảng 3 cây số; đến trưa 30/4, cùng với các đơn vị bộ binh và các đơn vị xe tăng của Sư đoàn 273 “tung hoành ngang dọc”, đánh sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu ngụy.

11 giờ 30 phút cùng ngày, Đại đội 9, lực lượng bộ binh Sư đoàn 10, xe tăng Đại đội 5, Lữ đoàn 273 cùng các đơn vị chiếm được toàn bộ trụ sở tòa nhà Bộ Tổng tham mưu ngụy. Cùng thời điểm, các cánh quân khác cũng đã chiếm được Dinh Độc Lập và các mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. “Được sống và chiến đấu để chứng kiến thời khắc thiêng liêng của dân tộc, không một người lính nào không vui mừng hạnh phúc, lâng lâng trong trạng thái khóc cười như đứa trẻ lâu ngày được ùa vào lòng mẹ”, vị tướng già bâng khuâng nhớ lại cảm xúc ngày xưa cũ. Ông cũng tiết lộ rằng, trong thời khắc độc lập xúc động ấy, chứng kiến cảnh đoàn viên với những nụ cười, giọt nước mắt hạnh phúc sau bao ngày xa cách của những người vợ, người mẹ và đứa con, ông nghĩ về gia đình, về hậu phương và nảy ra ý định ra quân để về với những “tình yêu lớn” đang đón đợi.

Dấu nối hai thế hệ

Điều bất ngờ tìm đến với ông là vào tối 12/9/1975, ông nghe chương trình thời sự, trong đó có tin Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND cho 59 đơn vị và 6 cá nhân, trong đó có ông. Cuối năm đó, tại tỉnh Sông Bé (cũ) - Bình Dương và Bình Phước ngày nay, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã tổ chức đón nhận danh hiệu anh hùng LLVTND cho các tập thể, cá nhân. “Đón nhận huy hiệu anh hùng LLVTND được cài lên ngực áo, tôi bồi hồi, xúc động nhớ về những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống nên có tâm niệm, mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa để xứng đáng với sự hy sinh của các đồng đội đã ngã xuống. Do vậy, ý định ra quân cũng tan biến. Sau khi đi học ở Liên Xô trở về, tôi làm lữ đoàn trưởng rồi sư đoàn trưởng. Năm 41 tuổi, tôi làm Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, sau đó về làm Tư lệnh Quân khu 4 cho đến khi về hưu vào năm 2008”, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng chia sẻ.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng vẫn miệt mài với Quỹ                      “Mãi mãi tuổi 20”                               dù đã nghỉ hưu
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng vẫn miệt mài với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” dù đã nghỉ hưu

Gần 10 năm “gác kiếm” nhưng Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng chưa một ngày ngơi nghỉ. Hiện tại, ông là Chủ tịch Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”. Trong suốt 10 năm qua, ông cùng các thành viên của Quỹ đã đến với nhiều miền đất, nhiều hoàn cảnh, số phận khác nhau. Không chỉ tổ chức các cuộc giao lưu với tuổi trẻ các tỉnh, thành phố, trao học bổng cho các cháu học sinh, thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách, Qũy "Mãi mãi tuổi 20" đã thắp sáng và làm bừng cháy ngọn lửa nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ trong mỗi con người; góp phần quan trọng vào phong trào "Tiếp lửa truyền thống".

Ngoài việc tổ chức các hoạt động tri ân, Qũy còn tổ chức biên tập, biên soạn nhiều cuốn sách, tập hợp những bài thơ, bản nhạc, bài hát, ký họa, hồi ký của các cựu chiến binh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông tâm sự rằng, cùng với việc trở thành “lão làm vườn” mẫn cán thời hậu chiến, tham gia các hoạt động của Qũy "Mãi mãi tuổi 20" là hành trình tri ân, thăm hỏi những đồng đội, đồng chí nên nên phần việc nào ông cũng dành trọn tâm huyết và đam mê.

.

Hà Thành

.