Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201806/van-nan-hang-gia-con-nhieu-phuc-tap-801019/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201806/van-nan-hang-gia-con-nhieu-phuc-tap-801019/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vấn nạn hàng giả còn nhiều phức tạp - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 25/06/2018, 07:11 [GMT+7]

Vấn nạn hàng giả còn nhiều phức tạp

Chỉ cần thay đổi một chữ trên nhãn sản phẩm thì ngay lập tức mặt hàng đó sẽ trở thành sản phẩm của một công ty khác và có giá bán rẻ đến hơn một nửa so với sản phẩm chính hãng, đây là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khá phổ biến hiện nay. Điều đáng nói là nhiều khi người tiêu dùng biết nhưng vẫn chấp nhận mua vì giá rẻ, trong khi nhà sản xuất cũng biết sản phẩm của mình bị làm nhái nhưng không biết chống ra sao? phối hợp với ai để chống?

Độc giả cần mở loa để nghe thuyết minh.

Những lô hàng hóa bị bắt giữ trong thời gian gần đây. Giả mì chính nhãn hiệu Ajinomoto. Giả săm xe máy hiệu Casumina. Giả dầu nhớt xe máy Castrol. Giả máy tính Casio.

Những nguyên liệu làm nên những chai rượu ngoại với giá thành đắt đỏ bán đến tay người tiêu dùng. Rượu trắng, chất tạo màu, vỏ chai, dán tem mác vào thế là thành rượu ngoại.

Vụ việc này được lực lượng chức năng quận Gò Vấp, TPHCM đã bắt quả tang 1 cơ sở đang sản xuất rượu ngoại theo công thức như vậy.

Chỉ với 1 không gian gia đình chật chội, mỗi ngày cũng có thể cho ra lò trên 100 chai rượu các loại. Jonny Walker, Macallan, Chivas, Hennessy...đủ cả. Tem mác được tập hợp cả lố để hoàn thành công đoạn cuối trước khi đưa ra thị trường. Thời điểm bắt giữ, nhiều vỏ chai mới được thu gom đang chờ đổ rượu.

Ông Nicolas Aasheim, Tổng Giám đốc Tập đoàn IAS8 cho biết: "Những kẻ làm hàng giả trong những năm gần đây rất chuyên nghiệp và có tổ chức, họ nắm rõ về luật. Giờ đây họ sản xuất với số lượng nhỏ, sau đó giao hàng. Rất hiếm khi bắt được với số lượng lớn. Các nạn nhân đều là những thương hiệu nổi tiếng và đắt hàng ở Việt Nam."

Rõ ràng các đối tượng làm giả ngày càng tinh vi, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, bắt giữ của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng gặp khó đã là một chuyện nhưng các doanh nghiệp bị làm giả lại hiếm có ai có thể làm được việc là chủ động cảnh báo, phối hợp với cơ quan chức năng để bảo vệ chính thương hiệu của mình.

Tem chống hàng giả của Bộ Công An
Tem chống hàng giả của Bộ Công An

Những vụ việc sản phẩm bị làm giả hiện nay không còn là hiếm, có những sản phẩm vừa ra mắt đã bị làm giả, làm nhái và bày bán công khai trên thị trường. Trong khi để đầu tư sản xuất và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng; họ lường trước được việc sẽ bị làm giả, thậm chí biết rõ ai là người làm giả, làm nhái sản phẩm của mình, nhưng để chủ động phối hợp, cung cấp thông tin tới lực lượng quản lý thị trường, chủ động cảnh báo đến khách hàng thì không nhiều doanh nghiệp thực hiện được.

Ông Nguyễn Quang Đức, Phó Chi cục trưởng, Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: "Họ chưa nhận thức đúng về công tác này, đặc biệt có một số DN còn chưa công khai tình trạng hàng giả của mình là có xuất hiện trên thị trường, đây là chính là việc họ không hợp tác với lực lượng chức năng, gây khó khăn cho công tác điều tra"

Vấn nạn hàng giả còn nhiều phức tạp, người tiêu dùng thì đang từng ngày phải hứng chịu những rủi ro tiềm ẩn khi mua và sử dụng sản phẩm giả, không chính hãng. Nhận ra điều này đã có những doanh nghiệp quyết không chịu ngồi im, hay thỏa hiệp với hàng giả, họ đã vận dụng mọi phương pháp, mọi sự hợp tác để đưa thương hiệu lớn mạnh hơn và minh bạch hơn trong mắt người tiêu dùng.

Sản phẩm là tài sản cốt lõi của doanh nghiệp, hơn ai hết chính doanh nghiệp là người hiểu rõ nhất về sản phẩm do mình tạo ra. Một cửa hàng đại lý độc quyền là một trong những giải pháp doanh nghiệp tự cứu mình khỏi vấn nạn hàng giả, hàng nhái như hiện nay.

Ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Quỹ chống hàng giả (ACF) cho biết: "Với những chủ thể quyền mà không đăng ký ở Việt Nam, không chuyển cho các cơ quan chức năng những tiêu chuẩn trong quá trình test sản phẩm thì các lực lượng chức năng vô cùng khó khăn, không có tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, và tôi mong các hãng có hàng hóa tại Việt Nam thì nên đăng ký sở hữu trí tuệ vào Việt Nam, chuyển cho cơ quan chức năng tiêu chuẩn của mình để lực lượng chức năng khi đi làm nhiệm vụ có thể phát hiện ngay, có thể kiểm tra kết quả được ngay và có kết quả chính xác nhất."

Thay đổi cách làm, không né tránh, phối hợp với cơ quan chức năng, sẵn sàng lên tiếng khi sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái. Đây chính là cách doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng và đặc biệt là khẳng định thương hiệu của chính mình.

.

Theo ANTV

.