Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201904/sang-chan-tam-ly-va-nguy-co-lam-dung-chat-gay-nghien-850305/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201904/sang-chan-tam-ly-va-nguy-co-lam-dung-chat-gay-nghien-850305/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sang chấn tâm lý và nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 20/04/2019, 06:55 [GMT+7]

Sang chấn tâm lý và nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện

Mỗi một trải nghiệm tiêu cực đều liên quan đến việc tăng khả năng sử dụng ma túy bất hợp pháp trong suốt cuộc đời.  
 
Theo ThS. Julie Rosen, Trị liệu viên tâm lý, Nhân viên công tác xã hội lâm sàng tại Mỹ, sang chấn tâm lý (PTSD) là phản ứng tâm lý đối với trải nghiệm quá đau thương hoặc buồn phiền, có tác động tiêu cực lâu dài đến hoạt động của một người và đời sống tinh thần, thể chất, xã hội, tình cảm và/hoặc tâm hồn.
Thạc sỹ Julie Rosen trong một buổi giảng trực tuyến với Trung Tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV miền Nam. Ảnh Nhật Thy
Thạc sỹ Julie Rosen trong một buổi giảng trực tuyến với Trung Tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV miền Nam. Ảnh Nhật Thy
Sang chấn tâm lý có thể do những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACES) như: Mẹ bị bạo hành; Gia đình có người bị tâm thần; Gia đình có người lạm dụng chất; Rối loạn chức năng gia đình; gia đình có người bị đi tù; bố mẹ ly thân, ly hôn; bị lạm dụng, bạo lực thể chất, tình dục, tình cảm…
 
Mỗi một trải nghiệm tiêu cực đều liên quan đến việc tăng khả năng sử dụng ma túy bất hợp pháp trong suốt cuộc đời.  
 
Mỗi một trải nghiệm tiêu cực làm tăng khả năng sớm sử dụng ma túy từ 2-4 lần.
 
Những ai đã có từ 5 trải nghiệm tiêu cực trở lên có nguy cơ sau này sẽ sử dụng chất gây nghiệm lên đến gấp 10 lần so với người không có trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu.
 
Đối với người bị sang chấn/rối loạn căng thẳng sau sang chấn, chất gây nghiện có thể giúp: Thoát khỏi nỗi đau (thể chất và/hoặc tình cảm); Giúp quên những cảm xúc buồn phiền; Tạm thời dừng các triệu chứng của PTSD, là một cách để tránh những hồi tưởng đau buồn; Cách để làm tê liệt những cảm giác khó chấp nhận…
 
Khi hết ma túy, các triệu chứng PTSD thường trầm trọng hơn. Khi bị rối loạn sử dụng ma túy, sẽ khiến người lạm dụng bị cản trở khả năng ra quyết định; tăng các hành vi nguy cơ; khiến người ta dễ trở thành nạn nhân hơn; tăng khả năng gặp tai nạn, sang chấn khác.
 
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn và rối loạn sử dụng chất đều tạo ra một thôi thúc lớn lao muốn được ở trong trạng thái khác đi với hiện tại. Rối loạn này tăng lên có thể làm xuất hiện rối loạn kia. Rối loạn này có thể làm tăng triệu chứng của rối loạn kia.
 
Theo SAMHSA, chương trình, tổ chức hay hệ thống điều trị có cấu phần rõ ràng về sang chấn phải: Nhận thấy tác động lan rộng của sang chấn; ghi nhận các dấu hiệu và các triệu chứng sang chấn của bệnh nhân, gia đình, nhân viên y tế và các bên liên quan khác; Đáp ứng lại bằng cách lồng ghép toàn bộ kiến thức về sang chấn vào các chính sách, quy trình và thực tiễn thực hành; Tránh hiện tượng sang chấn tái diễn.
 
Một số hướng điều trị dựa trên bằng chứng như: Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT); Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PET); Liệu pháp nhận thức - hành vi tập trung vào sang chấn; Tìm kiếm sự an toàn; Liệu pháp EMDR.
 
Trong đó, liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) tập trung vào mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi; Thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn; Có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân; Giúp giải quyết sang chấn bằng cách giảm bớt triệu chứng và cải thiện quá trình vận hành chức năng.
 
Một số chiến lược có thể áp dụng trong liệu pháp này là: Quản lý căng thẳng, kỹ năng thư giãn, luyện tập chánh niệm, kỹ năng chú tâm vào hiện tại; Hiểu và thách thức những nhận thức méo mó, lệch lạc như tự đổ lỗi (tự trách bản thân khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, thậm chí ngay cả khi bản thân chẳng có liên quan gì đến sự cố ấy), trầm trọng hóa vấn đề (làm quá lên những chuyện nhỏ nhặt); Giáo dục tâm lý về sang chấn, phản ứng chống trả/bỏ chạy/tê liệt, hiểu được các yếu tố châm ngòi, các kiểu tránh né…
 
Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PE) giúp khách hàng dần tiếp cận với các ký ức, cảm xúc về sang chấn và những tình huống mà họ luôn cố né tránh. Khách hàng được cho tiếp xúc với sự kiện gây sang chấn, những gợi ý nhắc nhớ hoặc những cảm xúc liên quan đến sang chấn đó. Việc tiếp xúc này được thực hiện có kiểm soát và có kế hoạch phối hợp rõ ràng. Mục tiêu là để khách hàng lấy lại cảm giác kiểm soát, sự tự tin, và khả năng dự đoán, và giảm thiểu hành vi tránh né.
 
Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào sang chấn (TF-CBT) có cấu trúc, ngắn hạn (8-25 phiên), được sử dụng trong bối cảnh điều trị ngoại trú như các phòng khám, bệnh viện, trường học hoặc tại nhà. Các kỹ thuật trị liệu nhận thức hành vi giúp điều chỉnh những suy nghĩ méo mó, lệch lạc, những phản ứng và hành vi tiêu cực…
.

Nguồn: Nhật Thy/Chinhphu.vn