Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201310/31584-hy-vong-moi-cho-nguoi-bi-tieu-duong-414847/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201310/31584-hy-vong-moi-cho-nguoi-bi-tieu-duong-414847/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hy vọng mới cho người bị tiểu đường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 24/10/2013, 07:04 [GMT+7]
31584

Hy vọng mới cho người bị tiểu đường

Công ty Novo Nordisk (Đan Mạch) và Công ty Oramed Pharmaceuticals (Israel) đang cùng lúc xúc tiến việc chế tạo dược phẩm mới nói trên.
 
Từ lâu, các nhà khoa học đã giải quyết được vấn đề nồng độ đường quá cao trong máu bằng biện pháp tiêm insulin. Tuy nhiên việc tiêm insulin gây đau đớn và có nguy cơ gây nhiễm trùng cho người bệnh. Thế nên giấc mơ của bệnh nhân tiểu đường được dùng insulin ở dạng viên cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
 
Các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã tích cực nghiên cứu để có thể sản xuất insulin dạng viên nhưng chưa một ai đạt được kết quả tích cực.
 
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, một chuyên gia của Công ty Pharmexpert (Nga) cho biết: Vấn đề nằm trong bản chất của insulin dạng viên. Đây là thuốc protein nên khi uống, protein sẽ bị các enzyme có trong đường tiêu hóa phân hủy. Vì thế, người ta đang cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề này, trong đó có đề xuất đưa insulin vào cơ thể dưới dạng hít.
 
Các nhà khoa học Nga đã thử đưa insulin vào cơ thể bằng cách sử dụng thuốc xịt vào mũi. Nhưng rồi họ đã buộc phải từ bỏ phương pháp có vẻ như khá tiện lợi này, do không thể tính toán được sẽ có bao nhiêu thuốc bám vào niêm mạc mũi.
 
Trong khi đó, các dược sĩ Nga cũng đã phát triển viên nang insulin dạng uống với hydrogel (loại vật liệu mềm, có tới 95% thành phần nước và các phân tử nằm trong vỏ polymer). Lớp vỏ polymer bảo vệ insulin không bị hòa tan trong dạ dày và hiệu quả của thuốc sẽ bắt đầu trong ruột non. Nhưng để đạt được hiệu quả mong muốn này, lại cần một lượng insulin cao gấp 20 lần so với dạng tiêm. Do đó, tuy đã được cấp bằng sáng chế nhưng phương thức này không được khuyến nghị sử dụng rộng rãi.
 
Hiện chưa biết chắc chắn các nhà khoa học Đan Mạch và Israel đã chế tạo được gì. Chưa có các kết quả thử nghiệm lâm sàng. Nhưng nếu mọi việc suôn sẻ và các dược sĩ có thể chứng minh hiệu quả của thuốc viên insulin cùng với việc nó không gây tác dụng phụ, dược phẩm này sẽ trở thành phổ biến cho tất cả bệnh nhân vào cuối thập kỷ này hoặc đầu thập kỷ tới.
 
Các nhà khoa học cũng lưu ý khi một người buộc phải thực hiện mỗi ngày vài mũi tiêm thì phương pháp đưa thuốc vào cơ thể tiện lợi hơn (như thuốc viên chẳng hạn) có thể sẽ buộc người bệnh nhắm mắt làm ngơ với một số khiếm khuyết của dược phẩm mới. Vì vậy, trong khi những bệnh nhân tiểu đường chỉ trích các cơ quan quản lý quá ư thận trọng thì các chuyên gia y tế lại nhất trí với các liệu pháp đặc biệt gắt gao trong những thử nghiệm sơ bộ. Vì trên hết, nguyên tắc "không gây hại" đã và vẫn được coi là nguyên tắc quan trọng nhất trong y học.

Chinhphu
.