Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201905/phai-cai-thien-viec-thi-cu-852995/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201905/phai-cai-thien-viec-thi-cu-852995/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phải 'cải thiện' việc thi cử - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 08/05/2019, 10:26 [GMT+7]

Phải 'cải thiện' việc thi cử

Chỉ còn hơn 3 tháng, nữa kỳ thi THPT Quốc gia 2019-2020 sẽ diễn ra. Công tác thi cử phải chấn chỉnh ra sao là vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm. Đặc biệt khâu tổ chức, quản lý thi cử tại địa phương.
 
Trao đổi về vấn đề trên,PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề rất khó nhưng buộc phải làm, đó là cần phải mổ xẻ, để cải thiện quyết liệt chuyện thi cử. Một kỳ thi THPT Quốc gia được coi là thành công khi đánh giá được chất lượng giảng dạy và học. 
 
Xét trên 2 khía cạnh trên, các kỳ thi THPT quốc gia nhất là trong 2 năm trở lại đây cho thấy chưa đạt. Năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT triển khai với mục tiêu không chỉ là kỳ thi “2 trong 1” mà còn có mục tiêu lớn hơn là đánh giá chất lượng dạy và học ở bậc phổ thông. 
 
Tuy nhiên, kỳ thi đã có những "lỗ hổng" rất lớn trong công tác quản lý, khiến những vụ tiêu cực xảy ra khi được phát hiện cho thấy là chưa từng có trong lịch sử thi cử của Việt Nam, với việc phát hiện ra số thí sinh sai phạm nghiêm trọng tại 3 tỉnh, thành. 
 
Việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố, bắt tạm giam các cán bộ ở cả ba địa phương Hoà Bình, Sơn La và Hà Giang đã cho thấy tính chất rất nghiêm trọng của vụ việc, và "không thể xem đây chỉ là trường hợp cá biệt"- PGS Nghĩa, nhấn mạnh.
 
Theo đó, hạn chế cơ bản nhất của kỳ thi THPT Quốc gia hiện nay thể hiện ở việc thiếu tính ổn định. Trước hết là về đề thi. Nếu như năm 2017, người ta thấy “mưa điểm 10”, thì đến năm 2018 lại ra đề quá khó, khiến phổ điểm có sự bất thường. 
 
Ngoài ra, còn vấn đề nữa cần đề cập, đó là việc chấm thi trắc nghiệm và tự luận đều có vấn đề trong kỳ thi 2018. Công tác thanh tra, giám sát tuy đã có văn bản quy định rõ, có sự tham gia của nhiều phía nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Phần mềm chấm thi còn cần phải cải thiện. 
 
Đặc biệt, theo PGS TS Nguyễn Hội Nghĩa, việc giao quyền chủ trì tổ chức thi cho Sở GD-ĐT ở các địa phương nhất thiết cần được đánh giá lại về năng lực, kỷ cương, đội ngũ. Một vấn đề đã được đề cập tới rất nhiều trong vài năm trở lại đây, đó là việc tổ chức 1 kỳ thi THPT Quốc gia cho 2 mục tiêu khác nhau vừa tốt nghiệp, vừa lấy kết quả xét tuyển ĐH là khó thực hiện. 
 
Ông cũng lưu ý, theo Luật Giáo dục ĐH, cho phép các trường ĐH chủ động trong công tác tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh. Các trường ĐH cần phải chủ động chấp hành Luật Giáo dục ĐH và cần suy tính, cân nhắc đề xuất phương thức tuyển sinh với Bộ GD-ĐT.
 
Trong đó, thi THPT quốc gia là để đánh giá giai đoạn học phổ thông, chủ yếu kiểm tra kiến thức của quá khứ. Còn việc xét tuyển ĐH là để chọn sinh viên vào trường, học với giai đoạn mới, trình độ mới, yêu cầu mới...để sau khi tốt nghiệp còn là sự nghiệp cả đời liên quan cá nhân mỗi học sinh. 
 
Vì vậy, ngay cả khi kỳ thi THPT quốc gia được đánh giá là đạt giá trị và độ tin cậy cao thì việc các trường ĐH-CĐ chủ động xét tuyển theo mục tiêu riêng của mình cũng là việc cần làm. Tuy nhiên, đưa ra vấn đề này sẽ có câu hỏi rằng, vậy kết quả kỳ thi THPT quốc gia lâu nay không đáng tin cậy ? 
 
Riêng tại ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện, sau nhiều năm chuẩn bị cẩn trọng, có tính khoa học cao, đã áp dụng việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển sinh viên vào học tại các trường thành viên của mình. 
 
Để tuyển lựa được các sinh viên có kiến thức, kỹ năng, năng lực để học 4-5 năm tới trong môi trường ĐH, đạt chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo. Theo đó, các trường ĐH-CĐ nên liên kết để tự chủ tuyển sinh.
Các Chuyên gia Giáo dục cho rằng, còn quá nhiều việc phải làm mang tính
Các Chuyên gia Giáo dục cho rằng, còn quá nhiều việc phải làm mang tính "cải tổ" quyết liệt để có một kỳ tuyển sinh công bằng.
Qua hàng loạt những chuyện tiêu cực trong thi cử cho thấy, chỉ riêng khâu coi thi đã cho thấy sự buông lỏng của nhiều địa phương, tạo điều kiện cho nhiều tiêu cực ở các khâu khác như chấm thi sau đó.Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 thể hiện rất rõ sự không ổn định trong tất cả các khâu, đặc biệt là khâu tổ chức thi, dù Bộ GD-ĐT rất nỗ lực cải tiến. 
 
Hay như năm 2016 có 2 loại cụm thi, nhưng được gọi là cụm thi ĐH (do các trường ĐH chủ trì, Sở GD-ĐT phối hợp) và cụm thi tốt nghiệp (do các sở GD-ĐT chủ trì). 
 
Cả nước có 70 cụm thi ĐH, mỗi tỉnh thành phố đều có cụm thi ĐH. Chỉ có 50 cụm thi tốt nghiệp vì có đến 14 tỉnh, thành phố không tổ chức cụm thi tốt nghiệp mà giao hẳn cho các trường ĐH chủ trì chung cụm thi.
 
Theo đó, những tưởng vai trò tổ chức thi của các trường ĐH sẽ được tiếp tục tăng lên, nhưng không ngờ năm 2017 việc tổ chức thi lại được giao hoàn toàn cho các sở GD-ĐT địa phương, các trường ĐH chỉ phối hợp.
 
Ở kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên năm 2015 với xấp xỉ 1 triệu Thí sinh, số lượng vi phạm kỷ luật phòng thi từ khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ thi lại tăng gấp gần 70 lần so với kỳ thi tốt nghiệp 2014 (760 vụ năm 2015 so với 11 vụ năm 2014). 
 
Kinh ngạc là hầu hết các vụ vi phạm kỷ luật phòng thi đều xảy ra trong các buổi thi môn tự luận và "phần lớn những trường hợp vi phạm kỷ luật phòng thi đều chỉ được phát hiện và xử lý tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì". 
 
Năm 2016, các cụm thi chủ yếu vẫn do các trường ĐH chủ trì, số trường hợp bị kỷ luật phòng thi tuy giảm còn 320 nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2017 khi giao vai trò chủ trì cụm thi cho các sở GD-ĐT, số trường hợp bị kỷ luật phòng thi giảm hẳn chỉ còn 72 vụ năm 2017 và 77 vụ năm 2018. 
 
TS Nguyễn Hội Nghĩa cho rằng, việc giao vai trò chủ trì cho địa phương "rất có vấn đề", dẫn tới việc "bùng phát" chuyện tiêu cực trong thi cử mà đã được cảnh báo từ lâu.
 
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa cũng cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia phải “cõng” 2 mục tiêu khác nhau là một bài toán khó cho Bộ. Nhưng, để tổ chức bài thi năng lực, trong khâu tổ chức thi, không phải trường nào cũng đủ khả năng tổ chức kỳ thi riêng. Nhưng không phải vì khó mà không làm, vì vấn đề tự chủ tuyển sinh đối với các trường là cần thiết. 
 
Do đó, với các trường, muốn chủ động tuyển sinh nhưng chưa đủ khả năng tổ chức kỳ thi riêng thì có thể liên kết với nhau tạo thành một khối sử dụng kết quả kỳ thi chung. Các trường cũng có thể tham khảo hoặc học hỏi một vài trường đã triển khai những sáng kiến mới trong công tác tuyển sinh...
 
Tóm lại là có vô số việc phải thay đổi quyết liệt để đạt được một kỳ thi Quốc gia mang tính thực chất dạy và học, mang lại sự công bằng cho thí sinh và an tâm trong dư luận.
.

Nguồn: H.Nga/CAND

.