Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201408/lung-tung-lua-chon-cach-tinh-diem-trung-tuyen-dai-hoc-521185/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201408/lung-tung-lua-chon-cach-tinh-diem-trung-tuyen-dai-hoc-521185/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lúng túng lựa chọn cách tính điểm trúng tuyển đại học - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 15/08/2014, 08:57 [GMT+7]

Lúng túng lựa chọn cách tính điểm trúng tuyển đại học

Theo quy định của Bộ GD-ĐT về cách tính điểm xét tuyển ĐH năm nay, những trường có nhu cầu tính hệ số môn thi chính sẽ có cách tính khác với điểm thi và điểm ưu tiên vì chuyển từ hệ điểm 30 sang hệ điểm 40. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng “thích” cách tính này, dẫn tới tình trạng trường làm cách cũ, trường theo cách mới…

Rắc rối cách xét tuyển mới, nhiều trường quay lại cách tính cũ
Rắc rối cách xét tuyển mới, nhiều trường quay lại cách tính cũ

Xét tuyển cả cách cũ lẫn cách mới

Với việc cho phép các trường tuyển sinh theo yêu cầu đào tạo, Bộ GD-ĐT cho biết, các trường sẽ tự chọn 1 trong 3 mức điểm sàn ĐH và quyết định có môn chính hay không với điểm nhân hệ số 2. Tuy nhiên, nếu nhân hệ số 2 điểm môn chính, các trường sẽ phải chuyển từ hệ điểm 30 sang hệ điểm 40. Theo đó, Bộ quy định điểm xét tuyển tối thiểu có tính đến hệ số môn chính sẽ bằng điểm xét tuyển cơ bản nhân với 4 chia cho 3 và điểm ưu tiên cũng bằng điểm ưu tiên theo Quy chế (ứng với hệ điểm 30) cũng phải nhân với 4 chia cho 3.

Tuy nhiên, cách tính này đang gây nhiều tranh cãi, dẫn tới một số trường ĐH đã chọn cách cũ để làm. Cụ thể, ĐH Sư phạm Hà Nội chính thức công bố điểm trúng tuyển theo 2 mức điểm sàn. Đáng chú ý, trong số các ngành của trường này thì có ngành sư phạm tiếng Anh, tiếng Pháp nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ. Có thể coi đây là môn chính và sẽ phải tính theo cách mới của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, ĐH Sư phạm Hà Nội không công bố đây là môn thi chính nên việc tính điểm trúng tuyển và điểm ưu tiên vẫn áp dụng như bình thường. Như vậy thí sinh vẫn phải đạt điểm sàn và hưởng điểm ưu tiên theo quy định (không tính hệ số), môn chính ở đây là môn ngoại ngữ được nhân hệ số để quyết định thí sinh có đạt điểm chuẩn hay không. Được biết trường này vẫn dành gần 200 chỉ tiêu tuyển sinh để xét tuyển nguyện vọng 2 vào các ngành như công nghệ thông tin, toán học, công tác xã hội, sư phạm tiếng Pháp… cũng vẫn theo cách tính này.

Trong khi đó, trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội vừa có thông báo điểm trúng tuyển cho các hệ năm 2014  với điều kiện thí sinh dự thi khối A phải đạt từ mức điểm tối thiểu xét tuyển vào ĐH, CĐ do Bộ công bố trở lên. Khối A1, D1, thí sinh phải đạt từ mức điểm chuẩn xét tuyển có tính hệ số 2 môn Tiếng Anh theo nguyên tắc xác định dựa trên mức điểm tối thiểu xét tuyển vào ĐH,CĐ do Bộ quy định trở lên. Trường dành 800 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm học 2014-2015.

Lúng túng chất lượng và quyền lợi

Mặc dù mỗi trường xét tuyển một cách khác nhau, nhưng chiều 13-8, đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cũng chưa thể đưa ra câu trả lời chính thức về việc bắt buộc áp dụng cách tính mới hay cũ. Thực tế, với thay đổi từ hệ điểm 30 sang hệ điểm 40 khi có quy định hệ số 2 với môn thi chính, việc đỗ hay trượt ĐH của thí sinh cũng thay đổi lớn. Một ví dụ cụ thể tại trường ĐH Cần Thơ, thí sinh có số báo danh 60313 dự thi ngành Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên khối D1, môn thi chính là Toán có điểm ưu tiên là 1,5 điểm và điểm thi lần lượt là Toán 4,75, Ngoại ngữ 2,75 và Văn 3,5. Với cách tính hệ số môn chính, tổng điểm của thí sinh là 15,75 nhưng được làm tròn lên 16,0 cộng với điểm ưu tiên 1,5x4/3 là 2 điểm. Cộng tất cả thí sinh này đạt 18 điểm, trên điểm chuẩn vào ngành. Nhưng nếu không tính hệ số môn chính thí sinh này chỉ đạt 11 điểm cộng điểm ưu tiên là 1,5  thì thí sinh sẽ dưới mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT, không đủ điều kiện xét tuyển ĐH.

Lý giải về việc này, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT giải thích:  “Ví dụ thí sinh dự thi khối A, được hưởng ưu tiên 3 điểm, có kết quả thi Toán 5, Hoá 3, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm (5+3+4+3 điểm ưu tiên) bằng điểm xét tuyển cơ bản (điểm sàn). Nhưng nếu quy định Sinh là môn chính, thì điểm xét tuyển cơ bản của trường có tính hệ số môn chính là: 15 x 4/3 = 20. Nếu không nhân hệ số cho điểm ưu tiên của thí sinh đó, tổng điểm của thí sinh đó có xét hệ số môn chính là 5 + 3 + 8 + 3(điểm ưu tiên) = 19, dưới điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số. Trong khi đó, nếu nhân hệ số cho điểm ưu tiên, điểm của thí sinh sinh sẽ là: 5 + 3 + 8 + 3 x 4/3 = 20. Điểm số này đúng bằng điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính. Như vậy, nếu không nhân hệ số điểm ưu tiên thì trong một số trường hợp thí sinh sẽ bị thiệt khi xét vào các ngành có quy định môn thi chính”.

Ông Trần văn Nghĩa lưu ý rằng với cách tính này, nếu điểm môn chính bằng điểm trung bình 3 môn thì việc nhân hệ số môn chính không có tác động gì, nhưng nếu thí sinh có kết quả môn chính cao hơn trung bình sẽ được lợi khi xét tuyển với khả năng nếu không tính môn chính kết quả thi sẽ dưới sàn, nhưng tính môn chính lại trên sàn. Nếu môn chính thấp hơn thì sẽ bị thiệt khi xét tuyển, bởi có thể xảy ra trường hợp khi không tính hệ số môn chính thì kết quả thi trên sàn, nhưng khi tính môn chính lại dưới sàn. Đây là ưu điểm của việc quy định môn chính, cho phép chọn được học sinh có năng lực ở môn chính.

.

Nguồn: anninhthudo.vn