Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201408/su-hoc-nhu-the-nay-that-la-nguy-521830/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201408/su-hoc-nhu-the-nay-that-la-nguy-521830/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Sự học', như thế này thật là nguy! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 17/08/2014, 07:56 [GMT+7]

'Sự học', như thế này thật là nguy!

Vụ 40 học viên tại Thanh Hóa "góp" tiền lên tới 1,08 tỷ đồng để “chống trượt” vào kỳ thi cao học khoa Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế (Đại Quốc gia Hà Nội) đã thêm một lần nữa “gióng lên” hồi chuông về tình trạng “học giả, bằng thật” vẫn đang tồn tại một cách âm ỉ lâu nay trong đội ngũ cán bộ, công chức. "Sự học", như thế này thật là nguy!
 
Cụ thể, để đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh cao học Quản lý kinh tế, các học viên đã nhờ ông Bùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng, ông Lê Trọng Sơn, Phó phòng quản lý đào tạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) Thanh Hóa tìm người giúp đỡ.
 
Sau đó, ông Lê Trọng Sơn trao đổi với bà Lê Thị Liên, cán bộ Phòng Quản lý đào tạo tìm người làm đấu mối và bà Liên đã nhờ một người bạn ở Hà Nội giới thiệu người giúp. Việc triển khai thu mỗi học viên 27 triệu đồng, được thống nhất của các học viên, có sự đồng ý và chứng kiến của ông Bùi Sỹ Hồng và ông Lê Trọng Sơn tại TTGDTX.
 
Tuy nhiên sau đó, kết quả thi vào lớp cao học trên chỉ có 7/40 người đậu. Vì vậy, các học viên kéo đến TTGDTX yêu cầu ba cán bộ phòng quản lý đào tạo trả lại tiền. Trước tình hình này, ông Bùi Sỹ Hồng chỉ đạo ông Lê Trọng Sơn và bà Lê Thị Liên trả lại tiền cho 40 học viên qua hai đợt.
 
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa, nơi xảy ra sai phạm nghiêm trọng
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa, nơi xảy ra sai phạm nghiêm trọng
 
Theo kết luận thanh tra mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, ông Hồng và ông Sơn cùng 40 học viên đứng ra tổ chức ôn thi, không báo cáo lãnh đạo Trung tâm về chương trình, kế hoạch thực hiện, tự mời giảng viên ôn thi, có sự tham gia của bà Liên từ ngày 28/8/2013, đã vi phạm vào Luật Viên chức về nghĩa vụ của viên chức. Việc thu, nhận tiền của 40 học viên, 3 cán bộ Phòng Quản lý đào tạo tổ chức đấu mối, nhận và giữ số tiền 1,08 tỷ đồng của 40 học viên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo, ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Trách nhiệm này thuộc về ông Bùi Sỹ Hồng, ông  Lê Trọng Sơn và bà Lê Thị Liên - Phòng Quản lý đào tạo…
 
Đoàn thanh tra cũng đưa ra kiến nghị và biện pháp xử lý: Đối với lãnh đạo TTGDTX, kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót, sai phạm tại đơn vị. Hủy bỏ quyết định về việc xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ Phòng QLĐT do Giám đốc TTGDTX ký ngày 18/12/2013 với các hình thức hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông: Bùi Sỹ Hồng và bà Lê Thị Liên; hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Lê Trọng Sơn. Đồng thời, yêu cầu TTGDTX tổ chức xét kỷ luật 3 cán bộ trên theo đúng Nghị định 27 của Chính phủ, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
 
Vụ việc đã được các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc. Các hình thức kỷ luật cũng đã được đưa ra, nhưng điều đáng nói ở đây chính là vấn đề không dừng lại ở chuyện về những hành vi tiêu cực cụ thể bị bại lộ như thế nào? Việc xử lý trách nhiệm ra sao?, mà là vấn đề liên quan đến chuyện “sính” bằng cấp và vấn đề tuyển dụng, đề bạt đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi trong danh sách 40 học viên đóng tiền, thì 29 người là cán bộ, công chức nhà nước đang làm việc ở một số huyện, thị và sở, ban ngành trong tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, nhiều người là cán bộ chủ chốt hoặc cán bộ nguồn thuộc diện quy hoạch lãnh đạo. Vậy bao nhiêu người trong số cán bộ này muốn có bằng cấp cao hơn để trở thành nấc thang danh vọng trong việc đua tranh vị trí tiến thân? Chính vì "sính" bằng cấp để tiến thân, mà những cán bộ, công chức này sẵn sàng bỏ tiền ra để "chống trượt" dẫu biết rằng, đó là hành động sai trái, đáng hổ thẹn!
 
Sự việc này làm chúng ta liên tưởng đến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trong phiên họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực ngày 25/2/2014: “Việc học giả, bằng giả, rồi bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống chính trị của chúng ta thôi, không chui được vào doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài đâu”. Dẫu không phải tất cả các công chức được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước đều yếu kém, song nhiều ý kiến phản hồi đồng tình quan điểm với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ông đã rất can đảm khi nói nên điều này, vì trong đó không những có trách nhiệm của Bộ do ông đứng đầu, mà đã nhìn ra những tồn tại trong việc tuyển chọn công chức hiện nay.
 
Vẫn biết rằng, việc sử dụng tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức thông qua bằng cấp là việc cần thiết để đánh giá quá trình phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của mỗi cá nhân. Song dựa vào đó thôi thì chưa đủ, vì bằng cấp cũng chỉ là một trong những tiêu chí thể hiện năng lực hoạt động học tập của mỗi người, nhưng đó mới chỉ là biểu hiện bên ngoài về mặt hình thức,  vì “nội dung bên trong” mới làm nên bản chất sự vật, hiện tượng. Chất lượng quá trình công tác của mỗi cán bộ, công chức ngoài năng lực học tập, thì khả năng hoạt động thực tiễn đóng một vai trò rất quan trọng.
 
Từ vụ việc này, thiết nghĩ, khi tuyển dụng, đánh giá năng lực công tác để đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ công chức, viên chức, tiêu chí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở bằng cấp mà không đi liền với nâng cao chất lượng đào tạo, không đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ, thì khi đó, vẫn sẽ còn tồn tại những hệ lụy “chạy bằng”, tạo nên tình trạng “học giả bằng thật”!
 
Sự việc này cũng đặt ra vấn đề: Xử lý như thế nào đối với những cán bộ, công chức nộp tiền để "chống trượt", vì "ý tưởng" của việc "chạy" này bắt nguồn từ chính những học viên, trong đó phần lớn là cán bộ, công chức??? Chắc vẫn còn không ít những trường hợp như thế này, nhưng chưa bị bại lộ?
 
.

Nguồn: dangcongsan.vn