Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201408/nguoi-cuu-chien-binh-uc-va-quyen-nhat-ky-tim-lai-chu-suot-43-nam-519846/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201408/nguoi-cuu-chien-binh-uc-va-quyen-nhat-ky-tim-lai-chu-suot-43-nam-519846/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người cựu chiến binh Úc và quyển nhật ký tìm lại chủ suốt 43 năm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 12/08/2014, 08:41 [GMT+7]

Người cựu chiến binh Úc và quyển nhật ký tìm lại chủ suốt 43 năm

Hơn 40 năm sau, “Những linh hồn phiêu dạt” một lần nữa được nhắc lại. Nhưng may mắn và đặc biệt thay đó là một dự án mang đậm tính nhân văn cao đẹp, nhằm tìm kiếm, xác nhận thông tin về những người lính đã hy sinh.
 
Những linh hồn phiêu dạt
 
Chiến tranh đã qua đi gần một nửa thế kỉ, nhưng những đau đớn, mất mát và dằn vặt mà chiến tranh để lại vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Gần 50 năm đã trôi qua, những người lính năm xưa người đã lên ông lên bà, người đã về với đồng đội, với đất mẹ linh thiêng. Nhưng cũng suốt 50 năm qua, bao gia đình vẫn chưa tìm lại được hài cốt của người thân, bao liệt sĩ chưa được xác định danh tính và còn biết bao, biết bao liệt sĩ vẫn đang nằm đâu đó dưới lòng đất lạnh lẽo, chưa ai biết đến.
 
Derrill de Heer - một người lính chuyên nghiệp từng thuộc trung đoàn Hoàng gia Úc. Hơn 40 năm trước ông đã từng có mặt và tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Và hiện giờ ông đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu xung đột vũ trang và xã hội tại trường Đại học New South Wales. Trong chiến tranh ông tham gia vào mảng chiến tranh tâm lý do quân đội Úc thực hiện tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh miền Nam, Việt Nam. Nhiệm vụ chính của ông lúc đó là theo dõi, tìm và vận động các gia đình có con em đi theo “Việt cộng” và Quân đội nhân dân.
 
Sau đó giải thích, thuyết phục họ, cho họ thấy những lợi ích và cơ hội gia đình họ nhận được khi ủng hộ chính quyền miền Nam Việt Nam. Họ thực hiện công việc thông qua cách phát tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp qua đài phát thanh khu vực. Ngoài ra, họ còn có một số chiến thuật riêng để đánh vào tâm lý của một số người lúc đó, những câu chuyện ma mị, đánh thẳng vào duy tâm của một số thành phần lúc đó. Họ xây dựng nên câu chuyện về những linh hồn phiêu dạt, đó là những người bị chết một cách oan uổng, mất xác hay không rõ tên tuổi, không được chôn cất cẩn thận, linh hồn họ không được siêu thoát phải sống khổ sở ở thế giới bên kia và những người thân của họ cũng sẽ không thể sống yên ổn được. Tuy nhiên, tất cả chỉ là sự bịa đặt.
 
Derrill de Heer (trái) và Laurens Wildeboer trong chuyến trở lại Việt Nam
Derrill de Heer (trái) và Laurens Wildeboer trong chuyến trở lại Việt Nam
 
Hơn 40 năm sau, “Những linh hồn phiêu dạt” một lần nữa được nhắc lại. Nhưng may mắn và đặc biệt thay đó là một dự án mang đậm tính nhân văn cao đẹp, nhằm tìm kiếm, xác nhận thông tin về những người lính đã hy sinh. Dự án do Derrill và hai tiến sĩ Bob Hall, Andrew Ross- họ đều là những người cựu chiến binh đã từng có thời gian tham chiến ở Việt Nam. Họ đã cùng nhau tìm kiếm, sâu chuỗi các thông tin về những người lính đã hy sinh, những nơi chôn cất họ. Cùng với sự  giúp sức của quân đội Úc và Bộ Quốc phòng Việt Nam, cũng như các bộ, ban ngành khác và đặc biệt là các đơn vị chiến đấu đã trực tiếp giáp mặt với trung đoàn họ hơn 40 năm trước bước đầu nhóm nghiên cứu đã xác định được 3.906 địa điểm quân đội Úc đã chôn cất các người lính Việt.  Những thông tin có được, nhóm nghiên cứu luôn cố gắng chia sẻ cho nhiều các tổ chức, để họ có thể tiến hành nhanh nhất công việc tìm kiếm và đưa các “linh hồn phiêu dạt” kia sớm về với gia đình, với đồng đội của họ.
 
Derrill cho biết rằng, ông rất buồn, vì còn rất nhiều những người lính, những nghĩa địa ngay giữa lòng trận địa đã bị bom đánh phá và nay không còn bất kì thông tin nào. Cảm động sâu sắc về việc quân đội nhân dân Việt Nam đã tìm được 6 hài cốt liệt sĩ Úc và đã tiến hành trao lại cho quân đội Úc. Nhóm nghiên cứu của ông luôn tìm mọi cách, liên hệ và kêu gọi sự hợp tác của rất nhiều tổ chức trong và ngoài Việt Nam cùng chung tay thực hiện dự án phi lợi nhuận “Những linh hồn phiêu dạt”.
 
Khó khăn lớn nhất khi quay trở lại Việt Nam đó chính là sự đổi thay quá lớn của Việt Nam, những hầm hào trận địa, những con đường mòn khi xưa giờ đã là những trường học, bệnh viện, đường cao tốc và trang trại. Nhưng khó khăn đã không làm họ chùn bước, tình yêu với đất nước,  con người Việt Nam dường như quá lớn, mong muốn được hàn gắn, giảm đi nỗi đau chiến tranh dường như quá mãnh liệt. Họ đã khắc phục được khó khăn. Họ đã hệ thống lại thông tin về các chiến sĩ đã hy sinh, từ ngày tháng hy sinh, tên tuổi, đơn vị đến cả quân hàm. Sau đó cố gắng tải dữ liệu và thông tin lên hệ thống bản đồ trực tuyến điện tử Google Earth để có thể xác định lại chính xác tọa độ, vị trí họ đã chôn cất những người lính Việt Nam đã hy sinh sau mỗi trận đánh, cũng như những nghĩa trang lúc đó.
 
Hành trình của những quyển nhật ký
 
Ngoài những nghĩa cử cao đẹp đó, Derrill còn kêu gọi, giúp đỡ những cựu chiến binh đồng đội, những người đang lưu giữ những kỷ vật của những người lính Việt Nam tìm lại và trao trả chúng cho thân nhân của những người lính Việt.
 
Ông Laurents Wilderboer- một cựu chiến binh Úc như Derrill, đã sống dằn vặt suốt 40 năm qua vì lưu giữ 2 cuốn sổ nhật ký và khăn quàng đỏ của một người lính Việt. Ông đã cùng Derrill quay trở lai Việt Nam vào năm 2013 để tìm và trao lại những kỷ vật đó cho gia đình người lính. 43 năm trước, khi còn ở Việt Nam, ông là một kỹ sư điện máy Hoàng gia Úc, công việc của ông là sửa chữa và bảo dưỡng những thiết bị lớn như xe tăng, xe bọc thép.
 
Nhập ngũ khi mới 17 tuổi, Việt Nam trong tâm trí cậu thanh niên trẻ tuổi Laurents Wilderboer  chỉ được biết qua những câu chuyện nhảm nhí của quân đội Úc và Mỹ thêu dệt về sự xấu xa, ô uế, đáng bị tiêu diệt mang tên Việt Cộng. Thêm mỗi một ngày ở Việt Nam, Laurents càng hiểu ra rằng mình đã sai, Việt Nam là một nước còn nghèo khó nhưng con người nơi đây rất hiền hòa, nhân hậu, họ chiến đấu vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ con người Việt Nam mà thôi. Trong một lần chiến đấu, Laurents đã nhặt được 2 cuốn nhật kí viết tay, bên trong có kẹp một khăn quàng đỏ. Những nét chữ, nét vẽ trong từng trang nhật kí đã làm Laurents sống trong dằn vặt suốt 43 năm qua.
 
Dự án “Những linh hồn phiêu dạt” là một cơ hội để ông có thể trao lại những kỷ vật xưa ông đã lưu giữ suốt bao nhiêu năm cho thân nhân của của họ, cũng như giúp lòng mình thanh thản hơn. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông đã tìm được gia đình chủ nhân của những kỷ vật trên, đó là gia đình của cụ bà Nguyễn Thị Hiếu, tại Vũng Tàu. Hiện nay cụ bà đã 85 tuổi, nhận được những kỉ niệm của con trai, cụ bà rất vui. Hai con trai của bà đã hy sinh hơn 40 năm, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt, những kỷ vật Laurents trao lại cho cụ bà không khác gì máu xương, linh hồn của các anh được về với gia đình. Laurents cũng cảm thấy lòng mình đỡ dằn vặt hơn, đặc biệt hơn là ông cảm nhận được sự vị tha, đôn hậu của con người Việt và sự phi lý của chiến tranh và ông tự tin rằng, ông có thêm một lý do để quay lại Việt Nam, ông muốn được thăm nom cụ bà Nguyễn Thị Hiếu, như một đền đáp cho những lỗi lầm trước đó.
 
Hành trình của những kỷ vật xưa, từ Việt Nam đến nước Úc xa xôi rồi tồn tại ở đó hơn 40 năm, cuối cùng lại quay về Việt Nam là cả một chẳng đường dài, dài cả về địa lý, thời gian cũng như những đau đáu, dằn vặt của người cựu chiến binh nọ. Để quay trở về đúng chủ nhân của nó cũng lại là cả một khó khăn lớn, Derrill không ngại khó ngại khổ kêu gọi sự giúp đỡ của rất nhiều tổ chức tại Úc dịch lại cuốn nhật ký và tìm ra mối liên hệ giữa những cái tên trong đó. Cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Việt Nam, cuối cùng quyển nhật ký và chiếc khăn kia mới về được mới thân nhân của người lính nọ.
 
Chiến tranh Việt Nam là một điều phi lý, quan niệm về chiến tranh của Laurents  lúc đó thật ngớ ngẩn- đó là những điều đã làm cậu lính trẻ 17 tuổi luôn đau đớn mỗi khi nghĩ về chiến tranh cho mãi đến sau này. Không riêng gì Laurents, Derrill, những người cựu chiến binh Úc khác cũng luôn cố gắng thực hiện các công việc có ích nhằm xoa dịu bớt nỗi đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu cho mãi đến sau này.
 
Chia sẻ về những dự án tiếp theo, Derrill rất mong muốn sẽ tiếp tục được nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các thông tin về những người lính Việt Nam đã hy sinh và tìm được hài cốt của họ, có như vậy “những linh hồn phiêu dạt” mới có thể thanh thản yên nghỉ. Đồng thời ông rất mong muốn sẽ được các tổ chức, các chuyên gia Việt Nam phối hợp thực hiện và cung cấp các thông tin hữu ích giúp hệ thống thêm hoàn thiện và hiệu quả hơn.
 
.

Nguồn: cstc.cand.com.vn