Liên quan đến dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2014) trong lĩnh vực giao thông, trong đó có việc đề xuất cho phép người vi phạm nộp trực tiếp cho CSGT, nội dung trên đã nhận được nhiều thông tin đóng góp từ phía dư luận. Trên thực tế, việc nộp phạt tại chỗ cho CSGT trước đây đã được áp dụng với một số lỗi nhất định, không phải là vấn đề mới.
Không áp dụng đại trà, với tất cả các lỗi
Trao đổi với phóng viên ngày 12/2, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt) cho biết, cơ quan soạn thảo đã cân nhắc kỹ khi đưa ra đề xuất trên. Việc nộp phạt trực tiếp có lợi cho người dân. Chẳng hạn, một người ở tận Lào Cai, Điện Biên vượt đèn đỏ ở Hà Nội, thay vì đi lòng vòng nộp phạt rồi chờ đợi lấy giấy tờ thì có thể nộp trực tiếp cho Cảnh sát giao thông, mọi việc được giải quyết nhanh chóng.
Ông Tuyên nhấn mạnh, việc nộp phạt trực tiếp chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng với cá nhân, trên 500.000 đồng với tổ chức, xảy ra ở những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính, trường hợp bất khả kháng người vi phạm không thể đến kho bạc. Các tình huống khác vẫn áp dụng theo quy định cũ.
Trên thực tế đây không phải là quy định mới mà cơ quan soạn thảo đều căn cứ vào các quy định đã ban hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Cụ thể hơn tại Điều 10 của Nghị định 81/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã hướng dẫn cụ thể hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt bao gồm: “Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau: Nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt; Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt; Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính…”.
Việc áp dụng nộp phạt tại chỗ đối với một số lỗi vi phạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân |
Lãnh đạo Cục CSGT đường bộ - đường sắt cũng nêu rõ: nộp phạt trực tiếp là một trong số những hình thức nộp phạt được áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho người dân tại vùng sâu, vùng xa hoặc ngoài giờ hành chính trong một số trường hợp vi phạm cụ thể. Nếu người dân không đủ tiền nộp phạt tại chỗ thì có thể tới Kho bạc Nhà nước để nộp phạt. Đồng thời trong dự thảo cũng đã quy định rõ việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
Giúp người dân đơn giản hóa thủ tục hành chính
Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT đường bộ, đường sắt - Bộ CChú thích ảnh:
Các địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm. Ảnh: Cán bộ thú y phun thuốc tại một chợ gia cầm sống thuộc tỉnh Quảng Trị.
ông an) chia sẻ: Dự thảo thông tư lần này quy định nộp phạt tại chỗ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân. Việc nộp phạt trực tiếp cho CSGT cũng không phải lần đầu tiên thực hiện. Trước đây việc nộp phạt đã được phổ biến nhưng trên các vùng miền của cả nước. Ở một số lỗi vi phạm, mức phạt tiền nhỏ thì có thể xé biên lai với các mệnh giá mà kho bạc đã in sẵn như 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ. Sau khi CSGT xé biên lai ra, rồi lưu lại một phần để sang kho bạc đối chiếu nộp lại số tiền đã thu của người vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện trước đây còn nhiều khó khăn. Ở cấp tỉnh, thành phố, cơ quan Công an phải cử người sang kho bạc đối chiếu so sánh.
Việc áp dụng nộp phạt tại chỗ đối với một số lỗi vi phạm được người dân đồng tình |
Quá trình đó dẫn tới khó khăn như có lúc phạt 100.000 đồng, nhưng kho bạc in những biên lai 10.000 đồng, phải xé 10 lần. Sau đó người ta thấy xé nhiều thế viết biên lai mất công, nên lại áp dụng biện pháp cho người vi phạm ra thẳng kho bạc nộp. Còn trong dự thảo Thông tư lần này, quy định nộp phạt tại chỗ áp dụng cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa đi lại còn nhiều khó khăn hoặc những trường hợp ngoài giờ hành chính là đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân. Thay vì việc người vi phạm đến cơ quan Công an nơi ra quyết định xử phạt nhận giấy tờ xử phạt rồi đem ra kho bạc nộp tiền, rồi quay lại trụ sở nhận lại giấy tờ, nay đối với dự thảo lần này, các cán bộ, chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ có thể xử phạt theo thẩm quyền quy định. Họ có quyền xé biên lại tạo điều kiện cho người dân khi vi phạm đỡ phải đi nộp kho bạc.
Bên canh đó, Cục CSGT đường bộ - đường sắt cũng đã ký với Tổng cục Bưu điện để đơn giản hóa cho người vi phạm. Ví dụ người ở Nam vi phạm giao thông ở phía Bắc, để giải quyết họ phải ra Bắc nộp phạt mất nhiều thời gian, nên cơ quan chức năng sẽ chuyển hồ sơ vi phạm vào tỉnh cư trú của người vi phạm, họ chỉ việc đến đó giải quyết. Việc này được triển khai sẽ rất thuận lợi, tiết kiệm cho người dân.
Người dân cho rằng nộp phạt tại chỗ sẽ giúp họ đỡ vất vả hơn
Trên thực tế, qua tìm hiểu các diễn đàn, cũng như phỏng vấn trực tiếp người dân, phóng viên nhận thấy rằng, đa phần người dân ủng hộ quy định này, dù một số người còn tỏ ra băn khoăn trong việc tiêu cực. Anh Phạm Thanh Phương (Trạm Tấu, Yên Bái) chia sẻ: “Tôi rất ủng hộ quy định nêu trên, công tác ở địa bàn miền núi nhưng thỉnh thoảng vẫn phải đi công tác các tỉnh xa. Cũng từng có lần vi phạm giao thông ở địa phương khác phải đi lại rất vất vả mới lấy được giấy tờ. Nay có chủ trương cho nộp trực tiếp thì thật tốt, tôi hoàn toàn ủng hộ chỉ có điều các quy định cần phải chặt chẽ, minh bạch để tránh tình trạng tiêu cực”.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng, trên việc nộp phạt trực tiếp là một hình thức cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân đỡ đi lại phiền hà, đồng thời cũng phù hợp và là hiện thực hóa quy định của pháp luật quy định về lĩnh vực này. Còn việc ngăn ngừa và xử lý tiêu cực trong lực lượng CSGT cần phải có nhiều biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, giám sát cụ thể. Việc nào có lợi cho người dân nên được thực hiện.
Trung tá Hoàng Anh Đức, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông – Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Giang: “Việc đưa ra quy định như dự thảo Thông tư nói trên sẽ tạo thuận lợi cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt như ở Hà Giang địa bàn đồi núi rộng, nếu ở các tuyến huyện nhiều nơi để đến được Kho bạc để nộp phạt người vi phạm phải đi xa xôi, vất vả. Với quy định trên sẽ giúp người vi phạm một số lỗi cụ thể giảm bớt phiền hà. Trên thực tế thì từ trước đến nay việc áp dụng thủ tục xử phạt tại chỗ bằng hình thức xé biên lai đối với một số lỗi vi phạm nhỏ vẫn đang được áp dụng và đã tạo rất nhiều thuận lợi cho người dân”.
|
.