Bấm Play để xem video B2 cất cánh. Nguồn: Youtube |
Máy bay tàng hình B-2 Spirit (tên đầy đủ là Northrop Grumman B-2 Spirit) là mẫu máy bay ném bom do Mỹ sản xuất, bắt đầu được khai thác từ năm 1997 và thật sự là nỗi khiếp sợ đối với các kẻ thù của quốc gia này. Nói đến B-2 Spirit, ngoài kiểu dáng độc đáo, khác hẳn với những loại máy bay ném bom thông thường, chúng ta không thể không nhắc đến tính năng chống radar nổi tiếng của nó. B-2 Spirit có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ, thực thi các nhiệm vụ ném bom và trở về mà không để lại một dấu vết gì trên màn hình radar.
"Tiểu sử" của B-2 Spirit
Mặc dù được chính thức giới thiệu vào tháng 4 năm 1997 nhưng những ý tưởng đầu tiên về B-2 Spirit đã hình thành từ gần một thập kỷ trước đó. Mẫu máy bay ném bom này xuất phát từ một dự án bí mật có tên Máy bay ném bom công nghệ cao (Advanced Technology Bomber - ATB) vào năm 1979. Tại thời điểm này, cuộc chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố sẽ khôi phục lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1980, một nhân viên thuộc nội các của tổng thống Jimmy Carter đã công bố với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển nhiều mẫu máy bay mới, trong đó có cả ATB.
Sau khi xem xét thiết kế mẫu của nhiều công ty, chỉ có 2 đơn vị lọt vào vòng chung kết, đó là Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell. 2 công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để chọn ra 1 thiết kế duy nhất cho dự án ATB. Vì là dự án bí mật nên trong suốt quá trình diễn ra, tất cả những người có liên quan đều sử dụng cụm từ "Aurora" khi nói đến ATB. Vào ngày 20/10/1981, thiết kế của Northrop/Boeing thắng cuộc và được chọn.
Thiết kế của Northrop sau đấy được đặt mã B-2 kèm theo tên gọi "Spirit". Vào giữa những năm 1980, thiết kế của B-2 Spirit có thay đổi do mục tiêu của dự án được thay đổi từ máy bay ném bom tầm cao sang tầm thấp. Việc thay đổi thiết kế đã khiến ngày cất cánh đầu tiên của B-2 bị dời lại 2 năm, kéo theo đó là khoảng 1 tỷ USD chi phí phát sinh. Đến năm 1989, đã có khoảng 23 tỷ USD được chi cho dự án phát triển B-2 một cách bí mật. Vào những lúc cao điểm, đã có đến gần 13.000 tham gia vào dự án.
B-2 Spirit ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày 22/11/1988 tại nhà máy 42 thuộc Không quân Mỹ, đặt tại Palmdale, California, nơi nó được lắp ráp. Buổi giới thiệu đầu tiên được canh gác cực kỳ cẩn thận và những khách mời không được phép tham quan phía đuôi của B-2. Tuy nhiên, do không đặt ra quy định cấm bay trên không phận khu vực diễn ra buổi ra mắt nên một số phóng viên đã chụp được những bộ phận bí mật của máy bay từ trên cao. Chuyến bay chính thức đầu tiên của B-2 Spirit được thực hiện vào ngày 17/7/1989 cũng ngay tại sân bay này.
Ban đầu, chính phủ Mỹ lên kế hoạch sẽ sản xuất 132 máy bay tàng hình B-2 Spirit. Sau đó, con số này được giảm xuống còn 75. Đến năm 1992, dưới áp lực về tài chính và quốc hội, tổng thống Bush (Bush cha) tuyên bố sẽ chỉ có 20 chiếc B-2 được xuất xưởng (sau này tăng lên thành 21 chiếc nhờ vào việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm). Một điểm khá thú vị về phi đội B-2 Spirit là mỗi chiếc đều có một tên gọi chính thức, được đặt theo tên các bang và thành phố của Mỹ, ví dụ như "Spirit of Texas" hay "Spirit of Hawaii".
"Tiểu sử" của B-2 Spirit
Mặc dù được chính thức giới thiệu vào tháng 4 năm 1997 nhưng những ý tưởng đầu tiên về B-2 Spirit đã hình thành từ gần một thập kỷ trước đó. Mẫu máy bay ném bom này xuất phát từ một dự án bí mật có tên Máy bay ném bom công nghệ cao (Advanced Technology Bomber - ATB) vào năm 1979. Tại thời điểm này, cuộc chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố sẽ khôi phục lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1980, một nhân viên thuộc nội các của tổng thống Jimmy Carter đã công bố với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển nhiều mẫu máy bay mới, trong đó có cả ATB.
Sau khi xem xét thiết kế mẫu của nhiều công ty, chỉ có 2 đơn vị lọt vào vòng chung kết, đó là Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell. 2 công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để chọn ra 1 thiết kế duy nhất cho dự án ATB. Vì là dự án bí mật nên trong suốt quá trình diễn ra, tất cả những người có liên quan đều sử dụng cụm từ "Aurora" khi nói đến ATB. Vào ngày 20/10/1981, thiết kế của Northrop/Boeing thắng cuộc và được chọn.
Thiết kế của Northrop sau đấy được đặt mã B-2 kèm theo tên gọi "Spirit". Vào giữa những năm 1980, thiết kế của B-2 Spirit có thay đổi do mục tiêu của dự án được thay đổi từ máy bay ném bom tầm cao sang tầm thấp. Việc thay đổi thiết kế đã khiến ngày cất cánh đầu tiên của B-2 bị dời lại 2 năm, kéo theo đó là khoảng 1 tỷ USD chi phí phát sinh. Đến năm 1989, đã có khoảng 23 tỷ USD được chi cho dự án phát triển B-2 một cách bí mật. Vào những lúc cao điểm, đã có đến gần 13.000 tham gia vào dự án.
B-2 Spirit ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày 22/11/1988 tại nhà máy 42 thuộc Không quân Mỹ, đặt tại Palmdale, California, nơi nó được lắp ráp. Buổi giới thiệu đầu tiên được canh gác cực kỳ cẩn thận và những khách mời không được phép tham quan phía đuôi của B-2. Tuy nhiên, do không đặt ra quy định cấm bay trên không phận khu vực diễn ra buổi ra mắt nên một số phóng viên đã chụp được những bộ phận bí mật của máy bay từ trên cao. Chuyến bay chính thức đầu tiên của B-2 Spirit được thực hiện vào ngày 17/7/1989 cũng ngay tại sân bay này.
Ban đầu, chính phủ Mỹ lên kế hoạch sẽ sản xuất 132 máy bay tàng hình B-2 Spirit. Sau đó, con số này được giảm xuống còn 75. Đến năm 1992, dưới áp lực về tài chính và quốc hội, tổng thống Bush (Bush cha) tuyên bố sẽ chỉ có 20 chiếc B-2 được xuất xưởng (sau này tăng lên thành 21 chiếc nhờ vào việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm). Một điểm khá thú vị về phi đội B-2 Spirit là mỗi chiếc đều có một tên gọi chính thức, được đặt theo tên các bang và thành phố của Mỹ, ví dụ như "Spirit of Texas" hay "Spirit of Hawaii".
B-2 Spirit trong buổi ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 1988
Chi phí cho dự án phát triển B-2 Spirit
Dự án phát triển máy bay ném bom B-2 là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong công chúng Mỹ. Năm 1996, Văn phòng kiểm kê chính phủ (GAO) cho biết "đây là dự án phát triển máy bay ném bom có chi phí hoạt động cao nhất, tính trên mỗi chiếc máy bay xuất xưởng". Mỗi chiếc B-2 cần 119 giờ bảo dưỡng (so với mức 53 giờ của "pháo đài bay" B-52) và tốn 3,4 triệu USD/tháng tiền chi phí bảo dưỡng. Sở dĩ B-2 có mức phí cũng như thời gian bảo dưỡng cao là do yêu cầu cần có nhà chứa đủ rộng cho chiếc máy bay có sải cánh đến 52,4 m này. Không những thế, nhà chứa phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ để bảo vệ lớp vỏ "tàng hình" của B-2. Theo báo cáo của GAO, tổng chi phí cho mỗi chiếc B-2 tại thời điểm năm 1997 là 929 triệu USD. Đến năm 2004, Mỹ đã chi tổng cộng 44,75 tỷ USD (trị giá quy đổi năm 1997) cho dự án B-2. Chi phí này bao gồm phát triển, sản xuất, cơ sở vật chất và linh kiện dự trữ. Nếu chia đều cho số lượng máy bay được sản xuất thì mỗi chiếc B-2 ngốn của ngân sách Mỹ 2,13 tỷ USD.
B-2 Spirit cất cánh lần đầu tiên vào năm 1989
Thiết kế của B-2 Spirit
Thông số kỹ thuật của Northrop Brumman B-2 Spirit Sải cánh: 52,4 m Chiều dài thân: 21 m Chiều cao: 5,2 m Trọng lượng không tải: 45 tấn Trọng lượng khi tải: 170 tấn Tốc độ tối đa: 2.146 km/h Độ cao: từ 15 km trở lên Tầm bay: 9.660 km Động cơ: 4 động cơ phản lực F118 của GE Tổ lái: 2 người Vũ khí: có thể chuyên chở đến 21 trái bom hạt nhân B61, hoặc 16 trái bom hạt nhân B83, hoặc 80 trái bom Mk 82 trọng lượng 227 kg. Có thể kết hợp nhiều loại bom dẫn đường độ chính xác cao. |
Điểm nổi bật nhất về thiết kế của B-2 chắc chắn là lớp vỏ "tàng hình", giúp nó có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ hiện đại nhất của đối phương và tiến hành oanh tạc các mục tiêu. Lớp vỏ ấy có tác dụng làm giảm cường độ các tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và sóng radar, qua đó gây khó khăn cho các hệ thống phòng thủ trong việc phát hiện, theo dõi và tiêu diệt máy bay. Phần lớn những chi tiết của quá trình chế tạo lớp vỏ chống radar này đến nay vẫn còn được giữ bí mật. Chính thiết kế sải cánh ngang bè khác thường và các chất liệu tổng hợp đặc biệt của B-2 cũng góp phần vào việc tăng khả năng tàng hình của nó. Động cơ của B-2 được đặt ngay trong cánh của máy bay để dấu vị trí các cánh quạt hút cũng như ống xả.
Sự kết hợp giữa công nghệ chống radar, thiết kế khí động học và trọng tải lớn đã giúp B-2 Spirit có nhiều ưu thế vượt trội so với các mẫu máy bay ném bom trước đó. Không quân Hoa Kỳ cho biết B-2 có tầm bay xấp xỉ 11.000 km. Bên cạnh đó, nhờ khả năng tàng hình, B-2 có thể hoạt động tự do hơn, nhờ vậy mở rộng thêm tầm bay và tăng tầm quan sát cho cảm biến của máy bay. Máy bay được trang bị hệ thống GPS hỗ trợ xác định mục tiêu (GATS), kết hợp với các loại bom có gắn thiết bị GPS. Công nghệ này sử dụng radar APQ-181 để hiệu chỉnh sai số GPS của mục tiêu, qua đó tăng cường độ chính xác khi thực hiện các nhiệm vụ oanh tạc. B-2 có thể dội bom 16 mục tiêu chỉ trong một lần bay ngang qua, với các loại bom có trọng lượng từ 230 - 900 kg.
Khoang lái của B-2 Spirit có 2 chỗ ngồi: phi công sẽ ngồi bên trái, chỉ huy nhiệm vụ ngồi bên phải. Ngoài ra, trên B-2 có một ghế dự trữ dành cho người thứ 3 trong trường hợp cần thiết. So với tổ lái của máy bay đánh bom B-52 với 5 người, buồng lái của B-2 gọn nhẹ hơn nhiều. Hệ thống lái của B-2 được tự động hóa phần lớn. Một trong 2 thành viên của tổ lái có thể ngủ, đi vệ sinh hoặc chuẩn bị bữa ăn trong khi thành viên còn lại điều khiển máy bay.
Ban đầu, thiết kế của B-2 có một khoang chứa hóa chất chống tạo khói khi bay, song nó đã bị thay thế bằng một cảm biến có nhiệm vụ cảnh báo cho phi công biết khi nào cần thay đổi độ cao. Việc thay đổi độ cao là rất cần thiết đối với B-2, để tránh tạo ra các luồng khói khiến máy bay bị phát hiện.
Mặc dù được áp dụng những công nghệ khoa học quân sự tiên tiến nhất, nhưng B-2 Spirit cũng có một số nhược điểm nhất định:
Sự kết hợp giữa công nghệ chống radar, thiết kế khí động học và trọng tải lớn đã giúp B-2 Spirit có nhiều ưu thế vượt trội so với các mẫu máy bay ném bom trước đó. Không quân Hoa Kỳ cho biết B-2 có tầm bay xấp xỉ 11.000 km. Bên cạnh đó, nhờ khả năng tàng hình, B-2 có thể hoạt động tự do hơn, nhờ vậy mở rộng thêm tầm bay và tăng tầm quan sát cho cảm biến của máy bay. Máy bay được trang bị hệ thống GPS hỗ trợ xác định mục tiêu (GATS), kết hợp với các loại bom có gắn thiết bị GPS. Công nghệ này sử dụng radar APQ-181 để hiệu chỉnh sai số GPS của mục tiêu, qua đó tăng cường độ chính xác khi thực hiện các nhiệm vụ oanh tạc. B-2 có thể dội bom 16 mục tiêu chỉ trong một lần bay ngang qua, với các loại bom có trọng lượng từ 230 - 900 kg.
Khoang lái của B-2 Spirit có 2 chỗ ngồi: phi công sẽ ngồi bên trái, chỉ huy nhiệm vụ ngồi bên phải. Ngoài ra, trên B-2 có một ghế dự trữ dành cho người thứ 3 trong trường hợp cần thiết. So với tổ lái của máy bay đánh bom B-52 với 5 người, buồng lái của B-2 gọn nhẹ hơn nhiều. Hệ thống lái của B-2 được tự động hóa phần lớn. Một trong 2 thành viên của tổ lái có thể ngủ, đi vệ sinh hoặc chuẩn bị bữa ăn trong khi thành viên còn lại điều khiển máy bay.
Ban đầu, thiết kế của B-2 có một khoang chứa hóa chất chống tạo khói khi bay, song nó đã bị thay thế bằng một cảm biến có nhiệm vụ cảnh báo cho phi công biết khi nào cần thay đổi độ cao. Việc thay đổi độ cao là rất cần thiết đối với B-2, để tránh tạo ra các luồng khói khiến máy bay bị phát hiện.
Mặc dù được áp dụng những công nghệ khoa học quân sự tiên tiến nhất, nhưng B-2 Spirit cũng có một số nhược điểm nhất định:
- Chi phí sản xuất, bảo dưỡng và bảo trì cao. Hiện đại thì hại điện, sở hữu một chiếc B-2 đồng nghĩa với việc phải bỏ ra một khoản tiền lớn để bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
- Trọng tải bom không cao. Do cách thiết kế của B-2 với tất cả vũ khí được giấu vào trong thân máy bay, điều này đã hạn chế số lượng bom mà B-2 có thể chứa trong một đợt tấn công.
- Sự mệt mỏi của phi công. Với tầm bay không nghỉ lên đến gần 10.000km, phi công sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định của sự mệt mỏi. Trong chiến tranh Kosovo, các máy bay B-2 của Mỹ đã phải thực hiện những chuyến bay thẳng có lộ trình như sau: 24 giờ đến tiếp cận mục tiêu, 10 phút oanh tạc, 24 giờ sau trở về căn cứ.
Một số loại bom được sử dụng trên máy bay tàng hình B-2 Spirit
Mk82, trọng lượng 227 kg, tối đa 80 quả
Mk84, trọng lượng 925kg, tối đa 16 quả
Bom hạt nhân B61, trọng lượng 320 kg, tối đa 16 quả
Bom hạt nhân B63, trọng lượng 1.100 kg, tối đa 16 quả
Bom thông minh JDAM, trọng lượng từ 230 - 910 kg
Các hoạt động gián điệp xung quanh dự án phát triển B-2 Spirit
Năm 1984, một nhân viên của Northrop, Thomas Cavanaugh, đã bị bắt khi đang cố gắng bán những tài liệu mật về B-2 cho Liên Xô (cũ). Những tài liệu này đã được Thomas tuồn lậu ra khỏi nhà máy đặt tại thành phố Pico Rivera, bang California. Thomas khi đó bị tuyên án tù chung thân, nhưng đã được thả tự do trước thời hạn vào năm 2001.
Noshir Gowadia, một kỹ sư thiết kế phụ trách hệ thống đẩy của B-2, cũng đa bị bắt vào tháng 10/2005 khi đang bán những tài liệu mật về dự án cho nước ngoài. Việc làm này đã khiến Noshire phải "bóc lịch" trong tù đến 32 năm, bản án được tuyên vào ngày 24/1/2011.
Một chiếc B-2 được tiếp nhiên liệu trên không để phục vụ các nhiệm vụ tầm xa
Lịch sử chiến đấu của B-2 Spirit
Tính đến nay, máy bay ném bom tàng hình B-2 đã tham gia vào cả thảy 4 chiến dịch quân sự của Mỹ. Trận mở màn là trong thời kỳ chiến tranh Kosovo năm 1999. Nhiệm vụ của B-2 trong chiến dịch này là phải phá hủy 33% mục tiêu trong vòng 8 tuần đầu tiên kể từ ngày Mỹ bắt đầu tham chiến. Những chiếc B-2 của không quân Mỹ đã bay thẳng từ bang Missouri đến Kosovo, oanh tạc mục tiêu, và trở về. Cuộc chiến Kosovo cũng là lần đầu tiên không quân Mỹ sử dụng loại bom thông minh JDAM được dẫn đường bằng vệ tinh GPS. B-2 Spirit còn được sử dụng trong 2 chiến dịch Tự Do Lâu Dài tại Afghanistan và Tự Do Iraq tại Iraq. Gần đây nhất, trong cuộc nội chiến tại Lybia diễn ra hồi đầu năm 2011, Mỹ đã sử B-2, cùng với liên quân NATO ủng hộ phe đối lập chống lại đại tá Gaddafi.
Vào ngày 23/2/2008, chiếc B-2 Spirit of Kansas đã gặp tai nạn trên đường băng khi vừa cất cánh khỏi căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam. Cho đến lúc gặp nạn, chiếc B-2 này đã có tổng cộng 5.176 giờ bay, và nó cũng là chiếc B-2 đầu tiên xảy ra tai nạn. Tổ lái đã kịp thời thoát ra khỏi buồng lái, song máy bay đã bị phá hủy hoàn toàn. Thiệt hại của tai nạn này ước tính khoảng 1,4 tỷ USD. Công tác điều tra sau đó đã kết luận rằng nguyên nhân xảy ra tai nạn là do độ ẩm trong bộ cảm biến của máy bay khi căn chỉnh các dữ liệu về không khí. Độ ẩm đã làm sai lệch thông tin chuyển về hệ thống xử lý dữ liệu, gây ra các tính toán sai lệch về tốc độ cất cánh, cộng thêm với góc cất cánh không chuẩn, đã khiến máy bay bị chếch một góc 30 độ khi đang cất cánh.
1,4 tỷ USD đã tan thành mây khói
Trưng bày B-2 Spirit
Chi phí cao, vai trò chiến lược trong hoạt động quân sự Mỹ, những bí mật về việc chế tạo lớp vỏ tàng hình là những nguyên nhân chính khiến cho chiếc B-2 Spirit không bao giờ được trưng bày dài ngày trước công chúng. Tuy nhiên, tính đến nay mẫu máy bay ném bom tàng hình nổi tiếng này cũng đã tham dự một số hội chợ hàng không nhất định.
Năm 2004, một phiên bản thử nghiệm của B-2 (không được gắn động cơ và phụ tùng) đã được trưng bày tại Bảo tàng không quân quốc gia Mỹ ở bang Ohino. Từ năm 1989 đến 2004, Bảo tàng không quân và không gian Nam Dakota đã trưng bày một bản mẫu của chiếc B-2 Spirit, có tỷ lệ bằng 60% sản phẩm thật. Bản mẫu này được Honda Bắc Mỹ sản xuất năm 1988 để phục vụ cho một chiến dịch quảng cáo của hãng. Tuy chỉ là bản mẫu, nhưng chiếc B-2 của Honda giống thật đến mức đã có ý kiến nghi ngờ Honda đã tiếp cận được với những tài liệu mật về dự án B-2. Honda tặng bản mẫu này cho bảo tàng Nam Dakota vào năm 1989. Đến năm 2005, bảo tàng tiến hành hủy bản mẫu trên sau khi nhận được một chiếc B-1 Lancer để trưng bày.
Một số hình ảnh về máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit
B-2 Spirit không chỉ là một công cụ chiến tranh, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thật sự
Mỗi lần B-2 Spirit cất cánh là sẽ có một mục tiêu bị hủy diệt
B-2 Spirit luôn xuất phát với 2 máy bay hộ tống đi theo bảo vệ
B-2 Spirit thật sự là một "bóng ma" trên bầu trời
T.H
.