Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201208/22515-ruc-rich-tang-gia-cay-xang-gam-hang-395553/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201208/22515-ruc-rich-tang-gia-cay-xang-gam-hang-395553/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Rục rịch tăng giá, cây xăng găm hàng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 24/08/2012, 08:00 [GMT+7]
22515

Rục rịch tăng giá, cây xăng găm hàng

Có nhiều lý do để cây xăng thanh minh chuyện đóng cửa như mất điện, hỏng trụ bơm xăng hay nợ tiền... , hay theo kiểu "tình ngay, lý gian" như hết hàng. Thật khó để biết đích xác, bồn xăng trống rỗng do đầu mối không cung cấp hay vì cây xăng không nhập hàng? Biện minh cho tình trạng này, mỗi bên đều đưa ra những lý lẽ riêng.

Cây xăng găm hàng: Lời nghìn đồng mỗi lít

Ông Đàm Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình - một đơn vị phân phối thuộc Petrolimex - cho hay: "Phương thức giao dịch giữa công ty và cửa hàng xăng dầu lẻ là công ty chở hàng tận nơi, thanh toán tại thời điểm giao nhận hàng. Giá thanh toán bằng giá xăng dầu bán lẻ ở thời điểm giao nhận trừ hoa hồng. Nếu lô hàng này được găm lại và bán sau khi tăng giá, lãi của cây xăng sẽ không chỉ là mức chiết khấu hoa hồng trên mà còn cộng thêm cả chênh lệch tăng giá".

Ví dụ, trước 13/8, giá xăng bán lẻ là 21.900 đồng, chiết khấu của công ty Hà Sơn Bình là 140 đồng/lít thì khi thanh toán, cửa hàng sẽ phải trả 21.760 đồng/lít cho công ty.

Đối với dầu diezen, giá bán lẻ lúc này là 20.800 đồng/lít, chiết khấu 220 đồng/lít thì chi phí cửa hàng trả cho công ty là 20.580 đồng/lít.

Tuy nhiên, từ 14h ngày 13/8, giá xăng tăng 1.100 đồng/lít lên thành 23.000 đồng/lít, chiết khấu hoa hồng tăng lên 200 đồng/lít. Dầu diezen tăng 750 đồng/lít, thành 21.550 đồng/lít và mức chiết khấu cũng tăng lên là 300 đồng/lít.

Khi găm hàng cũ lại để bán theo mức giá mới, mỗi lít xăng, cửa hàng lẻ lãi tới 1.240 đồng/lít thay vì 140 đồng/lít, nghĩa là hưởng trọn gói mức chênh lệch 1.100 đồng/lít. Tương tự, mỗi lít dầu bán theo giá mới, lãi thu về không phải là 220 đồng/lít mà là 790 đồng/lít.

So với hoa hồng đã tăng lên sau đó là 200-300 đồng/lít và nhập lô nào, bán ngay lô đấy, các cây xăng chỉ lãi thêm 60 đồng/lít xăng và 80 đồng/lít dầu diezen. Nhưng bằng việc bán cầm chừng, nhỏ giọt hoặc lưu xăng ở xe tec... thì khoản lãi thực tế sẽ gấp 4-5 lần.

Các cây xăng bán lẻ cho rằng mức chiết khấu được trả quá thấp (ảnh Phạm Huyền)

Một mánh khóe khác của giới bán lẻ xăng dầu cũng được đại diện SaigonPetro cho biết, các đại lý đặt hàng thanh toán trước nhưng khi sắp tăng giá thì không đến nhập hàng mới hoặc chủ động giãn lấy hàng.

Như vậy, tiền đã thanh toán theo mức giá cũ, phiếu mua hàng đã cầm trong tay, chờ tăng giá xong cửa hàng mới nhập xăng thì nghiễm nhiên, lô hàng xăng dầu đó được bán giá mới, lời thêm cả nghìn đồng.

Đây là một kiểu đầu cơ mà đại lý bán lẻ không lo bị quản lý thị trường "bắt tận tay, day tận trán". Hiện trường là kho bồn trống rỗng, đại lý lại viện cớ lỗi do đầu mối không cấp hàng nên lực lượng chức năng không đủ chứng cứ kết luận là găm hàng. Về phía đầu mối, tiền đã nhận về tài khoản, tiến độ nhận hàng là do phía đại lý chủ động đăng ký theo nhu cầu nên các DN này không có liên đới gì với việc cây xăng hết hàng.

Chiết khấu thấp, đầu mối ép đại lý thua lỗ?

Một chủ cây xăng bán lẻ tại Hà Nội than rằng, các bài toán lời lãi từ việc găm hàng đầu cơ như đầu mối tính trên là "tính cua trong lỗ".

"Thử hỏi, với mức nhập mỗi lần từ 5.000-15.000 lít xăng dầu thì chênh lệch được hưởng là bao nhiêu, có đáng để găm hàng không? Và thực sự, cây xăng có đủ điều kiện kho bãi để găm hàng không?", ông chủ này bất bình.

Ông tính toán: "Găm được 10.000 lít xăng như đợt tăng giá 13/8 vừa qua, lời thu về là 12,4 triệu đồng, găm được 10.000 lít dầu diezen, lãi được 9,7 triệu đồng".

Đó là sức tiêu thụ của cửa hàng xăng dầu lớn, còn nếu là cửa hàng nhỏ, tiêu thụ 1.000-2.000 lít/ngày thì dù một ngày cố tình đóng cửa, cây xăng chỉ thu thêm từ 970 ngàn - 1,24 triệu đồng. Con số này quá ít để trở thành động cơ găm hàng cho cây xăng.

Lại nói về điều kiện kho chứa, vị chủ cửa hàng xăng trên cho biết, cửa hàng to hiện đại nhất Hà Nội của ông có tổng sức chứa 60.000 lít với 3 bể; 2 bể dung tích 25.000 lít và 1 bể dung tích 10.000 lít. Việc nhập xăng dầu diễn ra hàng ngày theo sức mua từ 10.000-15.000 lít và không chờ khi bồn rỗng mới nhập. Bởi lẽ đó, nghi ngờ các cây xăng đầu cơ hàng nghìn lít là vô lý, trong khi rủi ro bị cơ quan chức nặng phạt rất lớn. Một số cây xăng khi kiểm tra, còn tồn 200-300 lít xăng dầu trong bồn mà không bơm xăng là một đặc thù lưu trữ xăng dầu. Vì đây là mức để bồn chứa xăng không bị cạn đáy.

"Ước so sánh với sức chứa của các đầu mối xăng dầu lên tới hàng trăm nghìn m3 thì rõ ràng, đầu cơ, găm hàng của cây xăng nhỏ lẽ không "bõ công", vị này kết luận.

Theo phân tích của ông, các đầu mối xăng hiện nay hầu hết là DN Nhà nước, liên kết tập quyền, thao túng thị trường toàn bộ.

Khi quyền định giá nằm trong tay, toàn bộ thông tin giá xăng dầu đều chỉ có các DN này biết. Ngược lại, cũng là một thành phần chính trong cấu trúc thị trường xăng dầu thì hơn 15.000 cây xăng bán lẻ, trên thực tế cũng là các công ty tư nhân nhỏ lại bị đứng ngoài cuộc, không hề có quyền tham gia chính sách. Rõ ràng, các thủ thuật để trục lợi trong kinh doanh chỉ có thể thuộc về những kẻ nắm quyền lực thông tin.

Trong đợt sắp tăng giá gần đây, 3 kho bể của vị chủ cây xăng này gần như cạn kiệt, xăng còn 2.000-3.000 lít, chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu trung bình ngày, còn dầu thì hết sạch. Khi gọi điện đăng ký nhập hàng thì nhân viên ở đây lại cất bài ca cũ: "Ngày mai nhập khó lắm anh ơi, rồi thì hiện đang hết hàng, hoặc đông lắm, chưa bố trí được... ".

Tuy nhiên, "bài chơi" của các đầu mối hiện nay là ép hoa hồng. Nhiều năm kinh doanh xăng dầu, ông kể, cứ khi chuẩn bị một chu kỳ tăng giá, đầu mối hạ hoa hồng thấp bất thường.

"Đợt đầu tháng 8, hoa hồng hạ xuống 140-220 đồng/lít. Khi nhập của tổng kho PV Oil ở Hải Phòng về Hà Nội, chúng tôi phải chịu trách nhiệm về vận chuyển. Tính cụ thể ra, chi phí vận chuyển đã là 210 đồng/lít thì với chiết khấu 140 đồng/lít xăng, chúng tôi nhập đến đâu là lỗ luôn đến đó!", ông kể.

Thực tế này đã khiến nhiều cây xăng ngán ngẩm, chẳng mặn mà nhập hàng trong khi, việc bán hàng vẫn phải duy trì. Thế nên, hàng trong bể vơi đi dần và nhiều cây xăng thà để bồn trống, hết hàng còn hơn là đi nhập về bán lỗ.

Khi phía đại lý nhập ít hàng đi, các đầu mối giảm sản lượng bán ra thì càng tồn nhiều xăng trong kho, đầu mối có lợi cho giai đoạn được tăng giá sau.

"Tiền đầu tư là của tư nhân nhưng các cây xăng luôn phải chịu trách nhiệm chung về an ninh năng lượng, lưu thông thị trường. Đây là điều rất bất hợp lý trong cơ chế thị trường", vị chủ cây xăng này bày tỏ.

Theo một chuyên gia nghiên cứu về xăng dầu, những xáo trộn đó dù từ phía đầu mối hay đại lý chung quy đều nằm ở chữ "lỗ", hay chính là những bất cập của việc thị trường hóa nửa vời hiện nay. Rốt cục, chỉ người tiêu dùng chịu thiệt thòi nhất.

Theo thông tin từ công ty Hà Sơn Bình, chiết khấu hoa hồng không phải lúc nào cũng thấp như vậy mà thay đổi theo chu kỳ. Có lúc, hoa hồng vẫn đủ cho đại lý sống tốt như giai đoạn từ 21/6-2/7,  hoa hồng xăng và dầu đều là 400 đồng/lít. Từ 3/7-20/7, xăng chiết khấu 480 đồng/lít, dầu chiết khấu 520 đồng/lít.

Tuy nhiên, sau đó do lãi gộp giảm, bắt đầu lỗ nên đầu mối phải giảm hoa hồng xuống. Từ 21/7-30/7, thù lao là 300 đồng/lít cho xăng, 390 đồng/lít cho dầu. Từ 31/7 đến 7/8, chiết khẩu lại trở lại cho xăng 200 đồng/lít, dầu là 280/lít. Từ 8/8-13/8, hoa hồng xăng 140 đồng/lít, dầu 220 đồng/lít .

Sau 13/8 đến nay, chiết khấu lại tăng lên là 200 đồng/lít với xăng và 300 đồng/lít đối với dầu.


Nguồn: VEF
.