Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201207/21603-bao-boi-cua-nguoi-dan-vung-lu-396271/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201207/21603-bao-boi-cua-nguoi-dan-vung-lu-396271/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
"Bảo bối" của người dân vùng lũ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 11/07/2012, 10:30 [GMT+7]
21603

"Bảo bối" của người dân vùng lũ

Trong quá trình để "chống chọi" lại sự khắc nghiệt đó, người dân ở một số vùng miền xuôi, vùng trũng thấp đã có những kinh nghiệm quý báu, tự tạo ra cho mình những mô hình hay, mang lại hiệu quả thiết thực để “sống chung với lũ".
 
Xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên là một dẫn chứng điển hình. Từ bao đời nay họ đã có cách làm sáng tạo, đó là xây cồn chống lũ và xây gác xép trong nhà.

Hưng Nhân là địa phương nằm ngoài Đê 42 (Tả Lam), nên được xem là vùng "rốn lũ" của huyện Hưng Nguyên. Một trong những cách được người dân nơi đây chọn đối phó với lũ những năm vừa qua mang lại hiệu quả quan trọng bước đầu, đó là nâng cao nền nhà và làm cồn chống lũ.
 
Cồn chống lũ thực ra là một cái chòi cao, rộng từ 10 -15m2 (tùy điều kiện kinh tế mỗi gia đình), có cầu thang lên xuống để dành cho trâu bò, còn một góc là để thức ăn cho gia súc. Thường ở mỗi gia đình, khoảng cách của cồn có độ cao xê dịch so với đỉnh lũ lụt lịch sử năm 1978 chừng 1m.
 
Với cách làm này, hiện nay tại xã Hưng Nhân đã có gần 500 hộ gia đình xây dựng được cồn chống lũ. Cùng với việc nâng nền nhà lên cao so với mặt bằng địa hình thì thời gian qua, các hộ gia đình đã làm chạn bếp, xây dựng cồn chống lũ, làm gác xép trên mái nhà.
 
Với cồn chống lũ, ngày bình thường, các gia đình gác lương thực, các vật dụng không cần thiết, rơm rạ lên. Đến khi lũ về thì chuyển rơm rạ sang một bên, đưa các vật nuôi như trâu bò, lợn, gà lên.
 
Ông Đinh Văn Diệu, xóm 1, Hưng Nhân cho biết: Sống trong điều kiện ở vùng thường xuyên bị lũ lụt, nhiều năm liền cứ mỗi khi bão lũ về, gia đình đều phải gọi đò, gọi nốc vất vả chở trâu, bò sang bên xã Hưng Châu.
 
Công trình cồn chống lũ của gia đình ông Đinh Văn Diệu
 
Năm 2002, mặc dù kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng cũng đã cố gắng xây được cồn chống lũ. Nhờ vậy mà đợt lũ lịch sử năm 2010 và 2011, người dân xã Hưng Nhân không phải đưa trâu bò, lợn, gà ra bờ đê, những hộ chưa có thì gửi ở các gia đình đã có. Do đó, thiệt hại về tổng đàn gia súc, gia cầm của xã cũng giảm rất nhiều. Đời sống của người dân Hưng Nhân cũng nhờ cồn chống lũ mà đỡ vất vả hơn trong những ngày lũ lớn. 
 
Ông Nguyễn Công Hoan - Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân cho biết: Ý thức chống lũ ở mỗi gia đình, mỗi người dân ở xã đã được hình thành từ rất sớm và với mỗi ý tưởng, hình thức khác nhau. Ngày trước khi điều kiện chưa cho phép, cộng đồng dân cư ở đây đã huy động nhân, vật lực để đắp nên những "cồn tự cứu".
 
Mỗi xóm chọn 1 vị trí đất cao, đắp lên chừng 2m, xung quanh ghép cỏ chắc chắn. Mỗi cồn rộng từ 150 - 200m2 chứa trâu bò cả xóm. Hiện tại ở xóm 1 vẫn còn công trình đó nhưng số hộ tham gia cũng ít dần. Sau này khi kinh tế phát triển hơn, người dân có điều kiện xây nhà kiên cố, hình thức cồn chống lũ được hình thành.
 
Cái khó của việc xây dựng mô hình này là đến nay mặc dù là xã hàng năm "không thoát" được cảnh lũ lụt nhưng tỷ lệ hộ có điều kiện xây cồn chống lũ chưa "phủ" hết toàn xã, cho nên vẫn còn nhiều hộ khi lụt bão đến phải thuê thuyền để di chuyển, gửi sang hàng xóm hoặc vượt để phòng tránh.
 
Để có một công trình này cho mỗi gia đình, chi phí cũng từ 20 triệu đồng - 35 triệu đồng, hình thức phụ thuộc vào điều kiện mỗi hộ để xây. Vì địa phương nằm trong “rốn” lũ nên lịch nông vụ cũng phải linh động, bằng mọi giá là khi lũ về (thường sau rằm tháng 8 âm lịch) mùa màng phải được thu hoạch xong để tập trung công tác đối phó mưa lũ.

Bằng kinh nghiệm và sự nỗ lực của mình, người dân nơi đây đã tạo tâm lý cho mình khi phần nào giảm bớt thiệt hại trong mỗi mùa mưa lũ. Thiết nghĩ thời gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều giải pháp "sống chung với lũ" như mô hình nhà tránh bão, nhà cộng đồng phòng chống thiên tai ở một số địa phương như Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Anh Sơn thì cách làm trên ở xã Hưng Nhân xem ra cần được nhân rộng, để đến lúc họ nhận thức được rằng chính mô hình này thực sự là "bảo bối" của mỗi nhà.
 
Thế nhưng, mong muốn chung của chính quyền và người dân, đó là tỉnh, huyện sớm lập một dự án "sống chung với lũ" cho địa phương, đầu tư cho mỗi xóm xây dựng một nhà văn hóa 2 tầng để bình thường làm nơi sinh hoạt, hội họp của người dân, khi lũ về thì giúp cho những người già, trẻ em tránh lũ, bảo đảm sự an toàn về tính mạng và tài sản.

Xuân Thống
.