Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201610/han-rang-nhieu-rat-de-nhiem-doc-thuy-ngan-702627/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201610/han-rang-nhieu-rat-de-nhiem-doc-thuy-ngan-702627/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hàn răng nhiều rất dễ nhiễm độc thủy ngân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 06/10/2016, 11:00 [GMT+7]

Hàn răng nhiều rất dễ nhiễm độc thủy ngân

Theo nghiên cứu mới đây, việc hàn răng bằng kim loại theo cách truyền thống có thể khiến sức khỏe của bạn suy giảm trầm trọng.

Y học phát triển ngày càng mạnh thì đương nhiên nha khoa cũng vậy. Khi nhu cầu làm đẹp tăng lên, việc đi tới nha sĩ để sở hữu một hàm răng đẹp cũng trở nên cực kỳ phổ biển.

Tuy nhiên, một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất - hàn răng - đang gặp phải một tin rất xấu. Cụ thể, nghiên cứu mới đấy đã chỉ ra rằng sử dụng phương pháp hàn răng truyền thống bằng kim loại quá nhiều lần sẽ khiến mức thủy ngân trong máu tăng lên đáng kể.

Hàn răng truyền thống bằng kim loại quá nhiều lần sẽ khiến mức thủy ngân trong máu tăng lên đáng kể.
Hàn răng truyền thống bằng kim loại quá nhiều lần sẽ khiến mức thủy ngân trong máu tăng lên đáng kể.

Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc ĐH Georgia (Mỹ). Theo Lei Yin - chủ nhiệm nghiên cứu: "Sâu răng hiện đang là một trong những bệnh phổ biến nhất ngay nay. Tôi nghĩ đa số đã từng trải nghiệm dịch vụ hàn răng, nhưng vật liệu dùng trong đó vẫn chưa khi nào được lôi ra xem xét".

Yin cho biết, thứ kim loại mà ông muốn nói đến ở đây là amalgam - kim loại có màu bạc, rất khỏe và giá thành rẻ đã trở thành vật liệu tiêu chuẩn trong dịch vụ hàn răng từ hơn 150 năm qua. Có điều, amalgam có chứa tới 50% thuỷ ngân.

Được biết, nồng độ thuỷ ngân trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng ở phổi, thận, hệ miễn dịch... Tuy nhiên, thủy ngân trong vật liệu trám răngthường bị bỏ qua vì ai cũng cho rằng nồng độ trong đó quá nhỏ, không đủ để gây hại.

Vật liệu trám răng làm từ amalgam - có tới 50% từ thủy ngân.
Vật liệu trám răng làm từ amalgam - có tới 50% từ thủy ngân.

Xiaozhong "John" Yu - thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Chúng ta biết rằng thủy ngân rất độc, nhưng nó còn tuỳ vào liệu lượng sử dụng. Nếu như mới chỉ có 1, 2 lần trám răng thì cũng chưa thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn đi hàn răng tới trên 8 lần, hậu quả sẽ khôn lường".

Trong thí nghiệm của mình, ông đã phân tích mẫu răng của hơn 15.000 bệnh nhân, so sánh mức độ hàn răng của họ và nồng độ thủy ngân trong máu. Kết quả cho thấy, những người hàn răng trên 8 lần có nồng độ thuỷ ngân trong máu cao hơn 150% so với những người không hàn răng.

Các dữ liệu thực tế cho thấy, 25% dân số Mỹ đã hàn răng trên 11 lần, trung bình mỗi người 3 lần. Theo các chuyên gia, đây là nghiên cứu đầy đủ nhất về nồng độ thủy ngân trong máu do hàn răng, vì họ có xét thêm các yếu tố về tuổi tác, giới tính, chủng tộc, thói quen hút thuốc và mức độ ăn hải sản - thứ được cho là chứa hàm lượng thuỷ ngân cao.

Thuỷ ngân thường vô hại nếu nuốt với liều lượng thấp, vì cơ thể từ chối hấp thụ nó.
Thuỷ ngân thường vô hại nếu nuốt với liều lượng thấp, vì cơ thể từ chối hấp thụ nó.

Tuy nhiên, cách thủy ngân lọt vào máu trong quá trình hàn răng vẫn đang gây tranh cãi. Theo Trung tâm phòng độc quốc gia Mỹ (NCPC), thuỷ ngân thường vô hại nếu nuốt với liều lượng thấp, vì cơ thể từ chối hấp thụ nó.

Mối nguy thực sự là lúc hít phải, nó sẽ đi thẳng vào máu. "Khi hít vào phổi, hơi thủy ngân sẽ nhanh chóng tiến vào máu, rồi di chuyển ra mọi bộ phận cơ thể. Trong đó, nguy hiểm nhất là não và thận. Với phụ nữ mang thai, thủy ngân sẽ đi qua nhau thai, vào hệ tuần hoàn, thậm chí lọt cả vào tuyến sữa", NCPC cho biết.

Sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm xác định được câu trả lời. Nhưng có lẽ, chúng ta nên hạn chế hàn răng hơn, hoặc lựa chọn một vật liệu trám răng khác - như xi măng hàn răng hoặc sứ - vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecotoxicology and Environmental Safety.

.

TH