Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201410/dau-thuong-me-nhan-lang-tham-me-mang-549368/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201410/dau-thuong-me-nhan-lang-tham-me-mang-549368/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đau thương mẹ nhận, lặng thầm mẹ mang - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 24/10/2014, 08:45 [GMT+7]

Đau thương mẹ nhận, lặng thầm mẹ mang

(Congannghean.vn)-Có một người vợ đã lặng thầm hy sinh tuổi xuân của mình để thủ tiết thờ chồng, nuôi con khôn lớn. Rồi, người mẹ ấy như đứt từng khúc ruột khi nhận tin người con trai cả là chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh nơi biên giới trong quá trình đuổi bắt đối tượng hình sự. Bà là Phạm Thị Lương ở xã Hợp Thành (Yên Thành) bao năm nay vẫn nhận về mình phần đau thương giấu kín để nuôi 3 người con còn lại nên người.

Thủ tiết thờ chồng, nuôi con

Tình cờ trong cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Minh Công, Giám đốc Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng tỉnh, tôi được nghe về trường hợp bà Phạm Thị Lương năm nay đã 80 tuổi, bị bại liệt, được đích thân vị Giám đốc này trực tiếp về trao tặng xe lăn, giúp bà đi lại thuận tiện hơn. Nghe qua hoàn cảnh của bà Lương có chồng là cán bộ Tỉnh ủy và người con trai cả là chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh, tôi sốt ruột muốn về thăm cụ.

Một chiều thu nắng rám hanh vàng, dọc trên con đường phơi đầy rơm rạ, hỏi người dân về nhà bà Phạm Thị Lương, ai cũng tỏ tường chỉ dẫn. Trong ngôi nhà cấp 4 được tập thể cán bộ Công an huyện Yên Thành quyên góp, tình nghĩa cùng gia đình xây dựng năm 2008, thấy khách lạ vào thăm, bà Lương cùng người con trai thứ 3 vui mừng đón tiếp.

Khi nhắc lại chuyện chồng, con hy sinh thân mình cho Tổ quốc bình yên, ánh mắt bà Lương đượm buồn, chất chứa niềm đau khắc khoải nhớ về quá khứ. Tuổi mười tám đôi mươi, bà kết duyên với ông Phạm Trung Thông (SN 1934) là người cùng làng. Ngày đó, cả hai người đều là những thanh niên hăng hái tham gia phong trào địa phương, tích cực lao động sản xuất cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược.

Vì nhiệm vụ mà Đảng giao phó, trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, vợ chồng xa cách, mãi 6 năm sau khi lấy nhau, đến năm 1961, vợ chồng bà mới sinh người con trai đầu lòng đặt tên là Phạm Hồng Minh.

1899 up.zip
Bà Phạm Thị Lương rưng rưng ôm di ảnh của chồng và con của mình

“Mang tiếng là vợ chồng son nhưng ông ấy được Đảng giao nhiệm vụ hoạt động cách mạng nên đi biền biệt, hàng năm trời mới ghé qua nhà. Khi thì ở Thái Nguyên, lúc lại ở Thái Bình. Mãi đến tháng 10/1963, ông ấy mới được điều về công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Về quê công tác nhưng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, chẳng mấy khi ông ấy được về nhà thăm vợ con”.

Cũng trong câu chuyện hoạt động cách mạng của đồng chí Phạm Trung Thông, chúng tôi hiểu hơn phần nào về những hy sinh, mất mát mà thế hệ đi trước đã trải qua. Với vai trò là cán bộ Tỉnh ủy, ông Thông thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Đến năm 1970, dù đã có với nhau 4 mặt con (3 trai, 1 gái), nhưng một mình bà Lương vẫn phải lam lũ vừa nuôi con, vừa thay chồng chăm sóc bố mẹ già ở quê nghèo.

Cái ăn, cái mặc thiếu thốn, bà vẫn chắt chiu, dành dụm, gom giữ hơi ấm hạnh phúc gia đình để chồng yên tâm công tác. Rồi cái ngày định mệnh như trút hết lên vai người vợ ấy khi biết tin chồng mình hy sinh tại sân bay Dừa, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn trong lúc quên mình băng qua lửa đạn cứu dân.

Chiều cuối năm 1971, cách đây tròn 43 xuân xanh ấy, bà Lương đã phải chịu cảnh mất chồng vì chiến tranh. Ba đứa con thơ chưa tròn một ngày ấm hơi cha đã phải sống cảnh côi cút. Gắng gượng vượt lên hoàn cảnh sau nỗi đau mất chồng, bà Lương tần tảo sớm hôm nuôi con khôn lớn. Dù nghèo, dù khổ, bà vẫn nhớ lời chồng dặn là phải nuôi con ăn học nên người.

Lặng thầm mẹ mang

Người con trai cả Phạm Hồng Minh sau khi tốt nghiệp cấp 3 trường làng đã trúng tuyển vào ngành Công an, công tác tại Công an tỉnh Lạng Sơn. Sau gần 20 năm chồng mất, bà Lương lại đau xót nhận hung tin người con trai cả hy sinh trong quá trình đuổi bắt đối tượng hình sự. Con trai thứ 3 là Phạm Hồng Phong đang trong quân ngũ, người con út bị bại liệt nằm một chỗ do bệnh hiểm nghèo, con gái đi lấy chồng xa.

Đất nước hết chiến tranh, ngày nhận được tin đứa con cả hy sinh, bà Lương không thể tin nổi con mình mãi mãi không trở về nữa. Rồi người mẹ ấy cũng lặng thầm hiểu, con trai mình đã ngã xuống vì sự bình yên cuộc sống của nhân dân…

“Bao năm nay, chị dâu tôi vẫn ở vậy thờ chồng, nuôi con khôn lớn nên người. Khi đứa con cả là chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh ở biên giới, chị tôi đau đớn như đứt từng khúc ruột của mình. Anh cả không còn nữa, dù sống với bố mẹ chồng, nuôi con nhưng chưa bao giờ chị ấy có lời qua tiếng lại. Tuổi cao sức yếu, đầu năm nay, chị ấy bị tai biến rồi nằm một chỗ cho đến bây giờ.

Khách lạ vô hỏi thăm, lúc mê sảng, chị tôi đều chỉ lên bàn thờ giữa gian bảy, nói rằng: ông Thông và thằng Minh vẫn còn ngồi đó. Có những lúc chị ấy cứ tưởng rằng chồng và con mình vẫn còn sống. Tội lắm các chú ạ”, ông Phạm Hồng Đạt (em chồng bà Lương) tâm sự.

Cũng theo mong ước của ông Đạt và gia đình, khi nghe tin Nhà nước sửa đổi Pháp lệnh công nhận danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng có hiệu lực vào năm 2013, đến nay trường hợp của bà Lương đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn chưa được xét duyệt? Tuổi cao sức yếu, giờ gia đình chỉ mong sao các cấp, ngành nhanh chóng hoàn thiện thủ tục công nhận mẹ Việt Nam anh hùng cho bà Lương, người có chồng và 1 con là liệt sĩ.

Cuối ngày, khi ánh nắng thu sắp tắt, chúng tôi tạm biệt bà Lương nhưng vẫn không khỏi chạnh lòng về một người vợ, người mẹ đã hy sinh cả cuộc đời để chồng, con mình cống hiến cho Tổ quốc bình yên. Và, hình ảnh còn lắng đọng mãi trong chúng tôi khi nhìn đôi tay run run của bà Lương ôm 2 bức di ảnh: Một bên là chồng, một bên là con mà không thể nói nên lời…

.

Ngọc Thái