Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201207/21631-nhung-chuyen-dong-troi-trong-ky-thi-dai-hoc-o-vinh-396248/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201207/21631-nhung-chuyen-dong-troi-trong-ky-thi-dai-hoc-o-vinh-396248/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những chuyện “động trời” trong kỳ thi đại học ở Vinh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/07/2012, 15:58 [GMT+7]
21631

Những chuyện “động trời” trong kỳ thi đại học ở Vinh

Ngô Văn Thuận tìm việc tại chợ Vinh.
Ảnh: Vũ Toàn
1. “Động trời” nhất có lẽ là hành trình hơn 300km bằng xe đạp với 30.000 đồng của thí sinh quê lúa Yên Thành - Ngô Văn Thuận. Chàng trai nghèo quê ở xóm 8, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An không có tiền đi thi đại học. Em đã giấu bố mẹ và mượn xe đạp của bạn để đi từ nhà ra Hà Nội dự thi vào Trường Sỹ quan lục quân 1. Chỉ với 30 ngàn đồng uống nước và ăn bánh mì cầm hơi, Thuận đã đết được đất thủ đô để thỏa ước mơ của mình.
 
Rất may, giữa biển người ở đất Hà Nội, Thuận đã được nhiều người giúp đỡ, cưu mang để e có thể hoàn thành kì thi. Ngay sau đó, Thuận lại về chợ Vinh để kiếm việc làm thêm phụ giúp cha mẹ.
 
Hình ảnh của Thuận đã khiến cho biết bao người ngưỡng phục. Nhất là trong thời đại ngày nay, một bộ phận không nhỏ lớp trẻ chỉ thích hưởng thụ, không rèn luyện, tu dưỡng. Kết quả thi thì chưa biết thế nào nhưng về sức khỏe, ý chí rèn luyện và sự dẻo dai thì Thuận thừa tiêu chuẩn để vào Trường Sỹ quan lục quân 1.
 
Thí sinh Nguyễn Thị Phong. Ảnh: H.Thương
2. “Sốc” không kém trường hợp Ngô Văn Thuận là trường hợp bà Nguyễn Thị Phong, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, đã 56 tuổi vẫn dự thi khối C, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Khi phóng viên gặp, cứ nghĩ bà đưa con hoặc cháu đi thi. Trong khi trò chuyện, bà kể vanh vách về đề thi cũng như các kiến thức liên quan, phóng viên hỏi lại mới ‘ngã ngửa’ rằng bà là thí sinh.
 
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về học giỏi, bà Phong được thừa hưởng trí thông minh và học rất giỏi. Bà từng thi đỗ Đại học Thủy lợi nhưng do giấy báo trúng tuyển đến quá muộn nên bà không kịp nhập học. Ước mơ giảng đường vẫn còn dang dở nên dù đã lên chức bà nội bà vẫn đăng ký thi đại học. Bà chia sẻ “Tôi muốn kiểm tra lại kiến thức của mình, xem sức mình đến đâu, có bị lạc hậu so với lớp trẻ hay không”.
 
Nghĩ là làm, bà đăng ký thi khối C kỳ thi ĐH-CĐ đợt 2, lúc đầu bà Phong ngại không dám nói với con, nhưng không ngờ khi con trai và con dâu biết chuyện mẹ thi đại học lại rất tán thành và ủng hộ. Thế là bà Phong dành thời gian cho việc ôn tập, cũng chẳng cần nhiều thời gian vì ở cái tuổi của bà thì làm sao mà “nhồi” cho được nhiều kiến thức như thế nhất là những môn xã hội. Vì thế bà Phong chỉ ôn lại những kiến thức cơ bản, còn lại là những kiến thức mà bà đã có sẵn từ ngày còn đi học. Không những thế bà còn được cô con dâu ở Sài Gòn gửi về cho 3 bộ đề thi khối C để ôn luyện.
 
Bà Phong có một người con trai. Anh hiện đang là Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Sài Gòn. Ngày còn đi học, anh học rất giỏi và từng đạt học sinh giỏi quốc gia. Anh cùng gia đình sinh sống ở Sài Gòn nên không thể về đưa mẹ đi thi. Chồng già yếu nên bà một mình xuống thành phố Vinh dự thi.
 
Bà Phong cho biết, bà sẵn sàng ra Hà Nội nhập học nếu đỗ trong kỳ thi này. Hình ảnh của bà là một tấm gương vượt khó trong học tập đáng được biểu dương và học tập!
 
Em Bành Thị Hà. Ảnh: Ngọc Anh
3. Kỳ thi năm nay, ở cụm thi Vinh chứng kiến thí sinh ‘bé hạt tiêu’ Bành Thị Hà (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc) với chiều cao 1,2m nặng 30kg dự thi vào ngành Dược của Trường ĐH Y Khoa Vinh.
 
Thiệt thòi về ngoại hình nhưng không vì thế mà các em chịu thua thiệt các bạn trong học tập. 12 năm học, em Bành Thị Hà luôn nằm trong danh sách học sinh khá giỏi của lớp.
 
Nhà cách trường 5km nhưng hằng ngày cô bé hạt tiêu này vẫn miệt mài, chăm chỉ đạp xe đến trường. Không chỉ học giỏi, Hà còn tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn. Các em chính là những tấm gương sáng về nghị lực và niềm say mê học tập.
 
4. Bên ngoài phòng thi cũng có lắm câu chuyện cảm động giữa thanh niên tình nguyện và các sỹ tử. Đó là những sinh viên nghèo sẵn sàng nhường chỗ trọ cho thí sinh ở miễn phí, những hộ gia đình cho thí sinh ở nhờ, rồi những suất cơm miễn phí… Tất cả những nghĩa cử ấy đã góp phần làm nên một kỳ thi thành công ở cụm thi Vinh.
 
Các sĩ tử trao đổi sau giờ thi. Ảnh: Hữu Thành
5. Các học sinh và giám thị ở điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Vinh) đã có một phen tá hỏa khi một thí sinh quyết tâm vào trường Đại học Ngoại Thương bằng cách ‘khủng’ và ‘khùng’. Biết không thể làm được bài, thí sinh Nguyễn Văn Cường (quê Nam Đàn) không cần phô tô tài liệu, không cần mang điện thoại vào phòng mà định kiếm kến thức bằng… dao.
 
Cường đã đã thủ sẵn một con dao gọt hoa quả để vào phòng thi và uy hiếp thí sinh bên cạnh để được chép bài. Lúc đầu, Cường chỉ mới hăm dọa bạn bên cạnh (chưa dùng đến dao), giám thị đã nhắc nhở.
 
Ngồi ‘cắn bút’ mà không ra được chữ nào, Cường bèn dùng dao đe dọa thí sinh ngồi cùng bàn để được chép bài. Rất may, giám thị phát hiện và can thiệp. Cường bị lập biên bản đình chỉ nhưng vẫn vùng vằng và dọa luôn cả cán bộ coi thi.
 
Bên cạnh đó, trong kỳ thi ĐH 2012, cả nước có 253 thí sinh bị đình chỉ thì cụm thi Vinh có 19 thí sinh. Các thí sinh bị đình chỉ do hai nguyên nhân mang điện thoại di động và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Việc thí sinh bị đình chỉ năm nào cũng có, lỗi này do sự chủ quan của thí sinh, hầu hết các em đều được phổ biến quy chế thi một cách đầy đủ, rõ ràng thế nhưng vẫn cố tình lờ đi.
 
Cả hai đợt thi, số thí sinh dự thi khoảng 68% trên tổng số thí sinh đăng ký. Nguyên nhân là do lượng hồ sơ ảo vẫn còn ở mức cao.

Huyền Thương
.