Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201607/cac-diem-chinh-trong-phan-quyet-gan-500-trang-ve-vu-kien-trung-quoc-688088/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201607/cac-diem-chinh-trong-phan-quyet-gan-500-trang-ve-vu-kien-trung-quoc-688088/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Các điểm chính trong phán quyết gần 500 trang về vụ kiện Trung Quốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 13/07/2016, 08:48 [GMT+7]

Các điểm chính trong phán quyết gần 500 trang về vụ kiện Trung Quốc

Phán quyết cuối cùng dày gần 500 trang của Tòa trọng tài tại PCA đã xác định thắng lợi thuộc về Philippines trong vụ kiện Trung Quốc.

Tòa trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vào ngày 12/7 đã ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - một trong những trọng điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - một trong những trọng điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông.

Dưới đây là các nét chính trong phán quyết dày 497 trang này, do hãng tin AFP tóm lược:

1. Hội đồng trọng tài gồm 5 thành viên nhận thấy các ngư dân Trung Quốc cũng như của các nước khác về mặt lịch sử có sử dụng các đảo ở Biển Đông nhưng “không có bằng chứng nào khẳng định Trung Quốc về mặt lịch sử đã thực hành sự kiểm soát độc quyền đối với các vùng biển này hay các tài nguyên ở đó”.

2. Tòa trọng tài kết luận rằng không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc ra yêu sách quyền lịch sử đối với các tài nguyên bên trong các vùng biển nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn”.

3. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ráo riết bồi đắp thành trong các năm gần đây không có khả năng duy trì dân cư trú trên đó và vì vậy theo các hiệp ước quốc tế các “đảo” này không hưởng “vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” dành cho các đảo có người cư trú.

4. Tòa trọng tài ghi nhận rằng sự hiện diện của nhân viên công vụ trên nhiều thực thể là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh năng lực của bản thân các thực thể và rằng không thực thể nào trong quần đảo Trường Sa có năng lực tạo ra các vùng biển mở rộng.

5. Tòa trọng tài nhận thấy rằng không cần phân định ranh giới, Tòa vẫn có thể tuyên bố những vùng biển nhất định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bởi vì những vùng này không bị chống lấn với bất cứ vùng nào có thể thuộc về Trung Quốc.

6. Các hoạt động của Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và việc nước này can thiệp vào các hoạt động đánh cá và khai khoáng của Philippines là bất hợp pháp.

7. Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tòa trọng tài cho rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã tạo ra mối nguy hiểm nghiêm trong từ sự đâm va bất hợp pháp khi cố tình cản trở trực diện các tàu Philippines.

8. Hoạt động cải tạo đất quy mô lớn của Trung Quốc đã gây ra nguy hại nghiêm trọng cho môi trường rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái mong manh.

9. Trung Quốc cũng phớt lờ việc không thể chặn được hoạt động của ngư dân Trung Quốc khai thác và gây hại cho rùa biển, san hô và trai biển trên quy mô lớn.

10. Trung Quốc không có thẩm quyền đối với thế đối đầu quân sự ở bãi Cỏ Mây.../.

.

Nguồn: Trung Hiếu/VOV.VN

.