Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201611/hang-loat-vu-giao-vien-phat-danh-hoc-sinh-o-mien-trung-ran-de-la-phai-bao-luc-hay-loi-la-do-su-nuong-chieu-706943/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201611/hang-loat-vu-giao-vien-phat-danh-hoc-sinh-o-mien-trung-ran-de-la-phai-bao-luc-hay-loi-la-do-su-nuong-chieu-706943/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Răn đe là phải bạo lực' hay 'lỗi là do sự nuông chiều'!? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 02/11/2016, 09:36 [GMT+7]
Hàng loạt vụ giáo viên phạt đánh học sinh ở miền Trung:

'Răn đe là phải bạo lực' hay 'lỗi là do sự nuông chiều'!?

(Congannghean.vn)-Chỉ cần gõ từ khóa "Giáo viên đánh học sinh", sau 0.35 giây đã có khoảng 1.710.000 kết quả trên google. Còn tại miền Trung, mới chỉ quá nửa học kỳ I của năm học, mà các phương tiện truyền thông, mạng xã hội đã liên tục phản ánh hàng loạt vụ giáo viên "gạt tay" vào má, vào mông hoặc phạt đánh đến bầm tím chân tay các học sinh THCS, tiểu học, mầm non... 

Phụ huynh bức xúc, các giáo viên sai phạm đã phải chịu hình thức kỷ luật, xử phạt phù hợp. Còn dư luận thì có hai luồng tranh cãi trái chiều: "Thương cho roi cho vọt" hay "lỗi không chỉ do giáo viên", và một phần còn do chính sự nuông chiều, cách hành xử của phụ huynh…

Từ việc giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh vì lỗi "nghịch ngợm"

"Không thể chấp nhận được phương pháp giáo dục học sinh kiểu bạo lực. Và việc con em mình chỉ vì nghịch ngợm trong lớp, lỡ tay làm gãy bàn ghế… thay vì giáo viên chủ nhiệm liên hệ với phụ huynh cùng phối hợp răn đe, giáo dục, thậm chí có thể hạ hạnh kiểm các em nếu cần. Nhưng giáo viên này lại "răn đe" bằng dùng thước đánh bầm tím trên đùi, làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần cùng lúc 6 em học sinh...

Vì một học sinh trường tiểu học Đức Trí bị giáo viên chủ nhiệm làm
Vì một học sinh trường tiểu học Đức Trí bị giáo viên chủ nhiệm làm "xước má" mà một phụ huynh đã vào tận giữa sân trường đánh cô giáo ngay trước sự chứng kiến của rất đông phụ huynh, học sinh.

Đó chính là sự bức xúc, phản ánh của các phụ huynh, học sinh tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bến Ván (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) gần đây.

Theo chị Nguyễn Thị Hằng (trú thôn Bến Ván, xã Lộc Bổn) là phụ huynh của em Ngô Đình M., học sinh lớp 7/1, Trường TH và THCS Bến Ván phản ánh: Vào chiều thứ 7 (22-10), chị phát hiện con trai M. có nhiều biểu hiện lạ, ngồi lệch một bên và hơi nghiêng mông. Khi kiểm tra, chị Hằng phát hiện chỗ đùi sát mông M. bị bầm tím.

Được mẹ gặng hỏi, cháu sợ hãi kể, đã bị thầy H. giáo viên chủ nhiệm đánh". M còn cho biết, có thêm 5 bạn  khác học cùng lớp bị đánh như vậy. Những bạn khác bị đánh bao gồm: em Võ Văn Đ., Võ Văn L., Lê Đình T., Lê Đức T. và em Võ Quốc D.

Nguyên nhân sự việc là do, vào ngày thứ 7, khi cả lớp đang học Tin học thì em M. và 5 bạn khác đã đùa nghịch làm gãy một chiếc ghế. Sau khi được một học sinh khác lên báo, thầy Lâm Minh H., giáo viên dạy Mỹ thuật cũng là chủ nhiệm lớp 7/1 đã lập tức xuống lớp, gọi 6 học sinh này đứng lên bảng xếp hàng rồi dùng thước gỗ đánh vào đùi các em.

Cùng chung sự phản ánh này, các phụ huynh của cả 5 em học sinh còn lại cung cấp thêm: Sau khi kiểm tra thì phát hiện các cháu bị chấn thương, bầm tím ở phần mông và đùi. Một số cháu đi lại trong trạng thái khập khiễng.

"Đồng ý là các cháu có lỗi phải giáo dục. Nhưng thầy giáo không thể "giáo dục" bằng cách đánh các cháu đến mức bầm tím cơ thể như thế được… Đây là một phương pháp răn đe học sinh rất "phản giáo dục" và gây bất bình đối với các bậc phụ huynh trong nhà trường.

Để làm rõ hơn sự việc, PV chuyên đề CSTC đã trực tiếp trao đổi với thầy Cao Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường TH và THCS Bến Ván. Thầy  Sơn cho biết: Ngay sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đã tiến hành làm việc với giáo viên chủ nhiệm Lâm Minh H.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng Sơn cũng khẳng định: "Ban Giám hiệu đánh giá tư cách đạo đức của thầy giáo Lâm Minh H. bấy lâu nay đều tốt. Bản thân thầy H. cũng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh của nhà trường".

Cũng sự việc này, vào ngày 24-10 ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tin: Sở đã đề nghị Phòng GD-ĐT huyện Phú Lộc, Ban Giám hiệu Trường TH&THCS Bến Ván phải tiến hành họp hội đồng kỷ luật, xét kỷ luật thầy H. mức cao nhất theo quy định., riêng cá nhân thầy H. phải có bản tường trình cụ thể về sự việc. Phải tự nhận lỗi và đưa ra mức kỷ luật. Phải đến gặp phụ huynh và học sinh để xin lỗi, an ủi, động viên học sinh và bàn cách khắc phục.

Đối với Hiệu trưởng nhà trường cũng phải có bản tường trình riêng, nhận khuyết điểm về việc bố trí thời khóa biểu dạy trùng mà không quản lý, để xảy ra sự việc cũng như chậm thông báo sự việc lên cấp trên, không chỉ đạo giải quyết hậu quả sự việc kịp thời.

… Đến việc phụ huynh vào tận trường tát cô giáo tiểu học

Một vụ việc tương tự, trong cùng tháng 10, liên quan đến học sinh "nghịch ngợm", thương tích vì bị giáo viên xử phạt cũng gây chấn động dư luận không kém là tại TP. Đà Nẵng. Nhưng lần này, không chỉ riêng giáo viên bị xử lý kỷ luật, mà chính phụ huynh của học sinh bị thương tích cũng phải bị phạt 7 triệu đồng vì hành vi "gây rối trật tự".

Cụ thể và đáng chê trách hơn, phụ huynh này cũng là một giáo viên, nhưng lại có cách hành xử kiểu: Sấn sổ vào tận sân trường, tát nhầm một giáo viên bị cho là đã đánh con trai của mình.   

Sự việc xảy ra vào khoảng 16h35 ngày 12-10, giờ cao điểm đón và trả học sinh cuối ngày tại sân  trường  Tiểu học và THCS Đức Trí (Đà Nẵng), bất chợt một người phụ nữ dắt theo 1 học sinh bị vết xước trên mặt với thái độ hung hăng và xông tới tát vào mặt cô giáo Lan A. đang làm nhiệm vụ trả học sinh.

Vì nghịch ngợm, 6 em học sinh của trường TH và THCS Bến Ván (Thừa Thiên- Huế) bị giáo viên chủ nhiệm phạt đánh.
Vì nghịch ngợm, 6 em học sinh của trường TH và THCS Bến Ván (Thừa Thiên- Huế) bị giáo viên chủ nhiệm phạt đánh.

Không kịp tự vệ nên cô giáo A. ngã dúi xuống nền sân. Trước việc  hành xử bạo lực của người phụ nữ này, rất đông phụ huynh khác và các giáo viên trong trường đã chạy đến can ngăn và kéo người phụ nữ đó ra trước sự chứng kiến của rất đông em học sinh...

Qua làm rõ sự việc, bà Lê Thị Nga, Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đức Trí (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã cung cấp: Ban Giám hiệu nhà trường đã có Tờ trình gửi lên Phòng GD&ĐT quận Hải Châu, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.Đà Nẵng về việc xảy ra sự cố giữa phụ huynh và nhà trường.

Nguyên do, vào ngày 12-10 trong buổi nghỉ trưa, một học sinh nghịch ngợm đã không chịu ngủ, nên cô giáo Nguyễn Thị O. đã phạt học sinh bằng hình thức "nằm úp". Tuy nhiên, vì vô ý cô giáo O. lại gây ra một vết xước trên mặt học sinh.

Cho rằng cô giáo đánh con mình gây thương tích, phụ huynh của học sinh này đã tìm đến tận trường, rồi tát nhầm cô giáo A ngã dúi dụi ngay giữa sân trường… Phụ huynh đánh cô giáo là chị Lê Thị Cúc (phụ huynh học sinh H. đang học lớp 3/4). Và tại buổi làm việc giữa nhà trường và phụ huynh Cúc, khi cô giáo O. xuất hiện, chính phụ huynh Cúc đã dùng điện thoại gí vào mặt cô giáo O. và nói "Tao đưa cái mặt lên mạng cho mọi người biết".

Cô O. thấy thế né tránh chạy quanh phòng nhưng chị Cúc kéo cô O. lại và đóng cửa để dùng điện thoại quay phim…

Đáng chê trách hơn, phụ huynh Lê Thị Cúc hiện đang là giáo viên của Trường THPT Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Là một nhà giáo, nhưng lại có cách hành xử với "đồng nghiệp" không phù hợp "tôn sư trọng đạo", cho dù có bức xúc vì con trai mình, là học sinh bị thương tích do lỗi của giáo viên khác đi chăng nữa.  Hơn nữa, ngay sau khi Ban giám hiệu nhà trường họp đột xuất với toàn thể giáo viên nghiêm khắc phê bình cô giáo O.

Nhận thấy lỗi của mình, cô O. đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường liên lạc với phụ huynh Cúc để được xin lỗi, nhưng chị Cúc báo bận không gặp đồng thời cho biết đã gửi đơn lên lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.Đà Nẵng phản ánh…

Trước sự việc xảy ra, mạng xã hội truyền nhau clip phản cảm, phản ánh chưa khách quan về việc cô giáo đánh học sinh gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng uy tín, tổn thương hình ảnh nhà giáo này… Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã phải vào cuộc và xử lý việc phụ huynh đánh giáo viên ở trường tiểu học và trung học cơ sở Đức Trí (quận Hải Châu).

Theo đó, phụ huynh Lê Thị Cúc (giáo viên trường THPT Ngô Quyền, quận Sơn Trà) bị kỷ luật cảnh cáo, xử phạt hành chính 7 triệu đồng. Chồng bà Cúc bị Công an phường Bình Thuận triệu tập, xử lý về hành vi gây rối trật tự.

Bản thân vợ chồng bà Cúc đã đến xin lỗi Hội đồng sư phạm trường Đức Trí về hành động gây rối trật tự, xin lỗi giáo viên Bùi Thị Lan A. vì đánh nhầm, xin lỗi giáo viên Nguyễn Thị O. do quay clip và tung lên mạng xã hội Facebook gây dư luận xấu.

Quyết định của Sở Giáo dục Đà Nẵng còn khiển trách, phạt hành chính 5 triệu đồng, đình chỉ công tác một tháng với giáo viên quản lý học sinh giờ nghỉ trưa Nguyễn Thị O. với lỗi đánh học sinh, gây vết xước trên má.

Nhân sự việc này, nhiều nhà giáo hiện đang đảm nhiệm cương vị đầu ngành, quản lý và có uy tín tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã chia sẻ với chúng tôi: "Cảm thấy tiếc và xấu hổ", răn đe giáo dục học sinh bằng đánh bầm tím cơ thể là hành vi không thể chấp nhận được, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhà giáo, nhà trường, ngành giáo dục …

Tuy nhiên, không nên chỉ đổ lỗi cho các giáo viên, mà các bậc phụ huynh phải nhìn nhận những sai sót của mình. Quá nuông chiều con cái, phó mặc sự giáo dục cho nhà trường. Nếu phát hiện con cái mình có dấu hiệu thương tích, chưa tìm hiểu cặn kẽ nguyên do đã vội vàng vào tận sân trường "gạt tay vào má cô giáo"  ngay trước mặt con và sự chứng kiến của những học sinh, phụ huynh khác.

Bậc làm cha, mẹ, phụ huynh là tấm gương soi chiếu của chính con cái mình, những nhân tố tương lai của cả xã hội. Vậy nhưng, nếu phụ huynh hành xử kiểu côn đồ, thiếu tôn trọng giáo viên đang trực tiếp dạy dỗ con em mình, thậm chí lăm lăm điện thoại quay clip, tung lên mạng để bêu riếu giáo viên… thì chuyện các học sinh là con cái của họ ngỗ ngược, không tôn kính giáo viên là điều tất yếu xảy ra.

Còn không ít giáo viên, vì bị ức chế với học sinh quá ngỗ ngược, thiếu sự kiềm chế, yếu về phương cách giáo dục đã dẫn đến vượt mức răn đe, giáo dục mà chuyển sang thành "bạo lực học đường". Nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của nghề giáo "trăm năm trồng người" là quan trọng, nhưng còn cần phải có sự chung tay của cả xã hội, mà cụ thể nhất là của chính các bậc phụ huynh.

.

Nguồn: Báo CAND

.