Gần đây, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố về quan điểm của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. Thế nhưng, những việc làm của Trung Quốc vừa qua khác xa với những điều họ nói.
Không ai chọn được "hàng xóm", "láng giềng". Nếu là chỗ ở chẳng may ở bên "hàng xóm" chẳng mấy "hay ho" thì bán quách, chuyển đi chỗ khác. Thế nhưng, hai đất nước bên cạnh nhau, thì phải chọn cách ứng xử.
Thế nhưng, giờ đây, truyền thống đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam - Trung Quốc đang bị nhà đương cục Trung Quốc làm tổn thương. Gần đây, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc tuyên bố “Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên nước khác, bất kể Trung Quốc có trở nên hùng mạnh thế nào”. Lời tuyên bố hùng hồn này được phát đi tại cuộc gặp các lãnh đạo từ Ấn Độ và Myanmar trong dịp kỷ niệm 60 năm thỏa thuận 5 nguyên tắc chung sống hòa bình được các nước ký kết năm 1954.
Những gì đang diễn ra trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang minh chứng cho lời tuyên bố đó, có phải là lời nói đi đôi với việc làm!
Sau khi tiến hành cải cách, mở cửa, cuối những năm 1970, Trung Quốc dần dần trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới. Đến 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với sức mạnh về kinh tế, thì "giấc mộng Trung Hoa" đang trỗi dậy mạnh mẽ. Theo các nhà nghiên cứu, một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo, một mặt sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế áp chế các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, nhằm mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng.
Tàu Kiểm ngư KN 951 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc chủ động đâm va trên vùng biển Việt Nam |
Trung Quốc từng tuyên bố, "sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên nước khác, bất kể Trung Quốc có trở nên hùng mạnh thế nào”.
Truyền thông Trung Quốc trong những ngày gần đây cũng đang ra sức tán dương cho một tuyên bố không kém phần hùng hồn khác là: "Trung Quốc không tán thành với quan điểm cho rằng một quốc gia phát triển sức mạnh đồng nghĩa với việc tìm kiếm bá quyền. Bá quyền hay chủ nghĩa quân phiệt không có trong gen người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên định theo đuổi mục tiêu phát triển hòa bình bởi vì điều đó tốt cho Trung Quốc, tốt cho châu Á và tốt cho thế giới".
Với việc phát hành bản đồ khổ dọc, đưa gần như toàn bộ biển Đông, biển Hoa Đông, một phần lãnh thổ Ấn Độ vào lãnh thổ Trung Quốc, thể hiện sự bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.
Gần đây, gây sức ép về ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang đe dọa khu vực, đặc biệt là những hành động khiêu khích ngày một ngang nhiên, lộng hành của Bắc Kinh để khẳng định yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) của họ với các nước láng giềng.
Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam kéo theo hàng trăm tàu hộ tống bao gồm cả tàu quân sự, máy bay tiêm kích; tàu Trung Quốc hung hăng chủ động đâm chìm tàu cá, húc vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam, làm dấy lên lo ngại hòa bình và an ninh khu vực bị đe dọa dường như là đông thái để Trung Quốc phô trương sức mạnh bành trướng, bá quyền của mình ở khu vực.
Không dừng ở đó, Trung Quốc còn tiến hành cải tạo đất trái phép tại nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà nước này ký năm 2002.
Trung Quốc tỏ rõ sự đuối lý của mình khi từ chối giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Tất cả những hành xử trên cho thấy, những việc làm của Trung Quốc khác xa với những điều họ nói.
.