Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201303/26559-tre-beo-tot-van-co-the-bi-coi-xuong-392353/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201303/26559-tre-beo-tot-van-co-the-bi-coi-xuong-392353/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trẻ béo tốt vẫn có thể bị còi xương - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 05/03/2013, 09:25 [GMT+7]
26559

Trẻ béo tốt vẫn có thể bị còi xương

Nếu không được khám và chữa trị kịp thời, còi xương sẽ để lại những hậu quả lâu dài cho trẻ như: biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, thay đổi dáng đi...
 
Theo các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng ở Việt Nam, cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh thường là thiếu vitamin D (chất điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho); do kiêng cữ quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn không cân đối (quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu), trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương. Bên cạnh đó, trẻ được ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu canxi, làm cho tình trạng thiếu canxi càng trầm trọng hơn.
Trẻ bụ bẫm cũng có thể bị còi xương 1
 Trẻ béo phì có nguy cơ còi xương rất cao.

Các bác sĩ cũng cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ lại cố nhồi nhét, ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ bị thừa cân, béo. Trong khi đó, trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phospho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường. Thêm vào đó, số cân nặng dư thừa cũng làm tăng gánh nặng cho hệ thống xương non nớt của trẻ.

Biểu hiện trẻ bị còi xương: Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi...

Nếu không điều trị kịp thời, trẻ còi xương dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, đồng thời, bệnh còi xương còn để lại những hậu quả lâu dài như: biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sinh đẻ sau này đối với bé gái do bị hẹp khung chậu.  

Trẻ bụ bẫm cũng có thể bị còi xương 2
 Hạn chế cho trẻ ăn chất béo, sôcôla.

Làm thế nào để phòng tránh?

Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp thu được. Mặt khác, nguyên nhân gây còi xương ở trẻ phần lớn là do thiếu vitamin D. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không đủ vitamin D. Trẻ cần “lấy” thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút tắm nắng vào buổi sáng, tiền vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.

Để dự phòng còi xương: bác sĩ khuyên ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng...) vì chất này thuộc loại tan trong dầu. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Cho trẻ uống vitamin D400IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.


BS. Nguyễn Hải Anh
.