Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201505/can-tiep-tuc-lam-ro-cac-truong-hop-huong-sai-che-do-nguoi-co-cong-608517/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201505/can-tiep-tuc-lam-ro-cac-truong-hop-huong-sai-che-do-nguoi-co-cong-608517/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần tiếp tục làm rõ các trường hợp hưởng sai chế độ người có công - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 16/05/2015, 15:37 [GMT+7]

Cần tiếp tục làm rõ các trường hợp hưởng sai chế độ người có công

(Congannghean.vn)-Tỉnh Nghệ An hiện có trên 80.000 người đang được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách với người có công luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần đảm bảo chế độ, chính sách đối với người có công và phong trào đền ơn đáp nghĩa. Tuy nhiên, một thực trạng đang tồn tại từ lâu, gây bức xúc trong dư luận là nạn làm thương binh giả, khai man hồ sơ để được hưởng chế độ, hay các đường dây "chạy" chính sách.... Do đó, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thẩm định hồ sơ của từng khâu liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên môn là việc làm hết sức cần thiết.

"Loạn" thương, bệnh binh giả.

Những tháng cuối năm 2014, dư luận địa phương rất bức xúc trước việc, ông Trần Quyết Thắng (SN 1954) trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương dù không đủ điều kiện hưởng chế độ thương binh, nhưng không hiểu vì sao lại được hưởng chính sách của Nhà nước trong vòng hơn 10 năm. Và vấn đề được làm sáng tỏ khi Thanh tra Sở LĐ - TB&XH tỉnh vào cuộc xác minh, sau đó đã có Thông báo 1350 ngày 4/7/2014 của Sở về việc: "... ông Trần Quyết Thắng không đủ điều kiện hưởng chế độ thương binh theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 16 của Liên bộ LĐ-TB&XH và  Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” và quyết định đình chỉ trợ cấp thương tật và thu hồi giấy chứng nhận người hưởng chính sách thương binh. Đồng thời, giao Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Thanh Chương truy thu số tiền hưởng sai quy định mà ông Thắng đã được hưởng (từ 1/3/2003 - 30/6/2014) để nộp vào ngân sách Nhà nước.

Thực tế, trong nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ những tồn tại khó giải quyết. Tại nhiều địa phương, hiện đang diễn ra nghịch cảnh là những người bình thường, lành lặn về thể xác nhưng không hiểu lý do gì khi "chui" qua được nhiều bộ phận, nhiều cơ quan để sau đó được "hô biến" bằng các hồ sơ giả rồi trở thành thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ chất độc da cam...

Danh sách các trường hợp thương, bệnh binh bị Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH vào cuộc thanh tra
Danh sách các trường hợp thương, bệnh binh bị Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH vào cuộc thanh tra

Nghiêm trọng hơn là việc hình thành các đường dây “làm” hộ, "chạy" hộ. Tình trạng trên không chỉ gây ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của họ mà còn tạo ra dư luận không tốt về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Gần 400 trường hợp thương binh bị... "thổi còi"

Thực hiện Quyết định 57 ngày 4/6/2014  của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH về thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; đồng thời với quy chế phối hợp giữa Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành thanh tra tại Sở LĐ-TB&XH, các địa phương trên địa bàn TP Vinh và các huyện Đô Lương, Hưng Nguyên và Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng; đồng thời tiến hành xác minh tại một số ngành, đơn vị liên quan. Sau quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ đã có tờ trình về việc kiến nghị biện pháp xử lý tiếp theo sau kết luận thanh tra.

Ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: “Thực hiện Quyết định thanh tra, tại 3 địa phương của tỉnh, Đoàn thanh tra đã rút ngẫu nhiên 1.500 bộ hồ sơ. Qua quá trình tiếp nhận, xác minh, xử lý trên cơ sở kết quả giám định kỹ thuật hình sự của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự (Bộ Quốc phòng) và kết quả phối hợp kiểm tra, xác minh của các đơn vị quân đội có liên quan đối với 391 trường hợp thương binh, Bộ đã có kiến nghị về biện pháp xử lý.

Cụ thể, có 195 trường hợp được xác định là giả mạo, khai man hồ sơ để được hưởng chế độ ưu đãi thương binh với một số hành vi như: Tẩy xóa nội dung cũ, giả mạo hình dấu của cơ quan, tổ chức, sử dụng phôi tài liệu không đúng, giả mạo danh sách quân nhân bị thương của đơn vị.

Cán bộ Phòng Người có công Sở LĐTBXH Nghệ An kiểm tra hồ sơ lưu trữ
Cán bộ Phòng Người có công Sở LĐTBXH Nghệ An kiểm tra hồ sơ lưu trữ

Trong đó, đối với 100 trường hợp được cơ quan quân đội Nghệ An xác lập hồ sơ trên cơ sở tài liệu gốc không đảm bảo pháp lý; 95 trường hợp được cơ quan quân đội Nghệ An căn cứ vào bản sao danh sách quân nhân bị thương giả mạo, khai man của các đơn vị quân đội để cấp giấy chứng nhận thương binh... thì Thanh tra Bộ đề nghị Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định đình chỉ việc hưởng chế độ và thu hồi số tiền đã hưởng sai.

Đối với 19 trường hợp chưa tìm thấy hồ sơ lưu giữ, 32 trường hợp chưa có kết quả phối hợp xác minh của các đơn vị quân đội, thì tiếp tục kiểm tra, xác minh, đồng thời, Thanh tra Bộ đề nghị Sở LĐ-TB&XH ban hành quyết định tạm đình chỉ việc hưởng chế độ.

“Việc xác minh và kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra hoàn toàn có cơ sở. Theo thông báo, sắp tới, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục tiến hành thanh tra tại các địa phương trên cả nước, trong đó có Nghệ An”, ông Dương cho biết thêm.
                                

.

Xuân Thống

.