Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201505/bao-cong-an-nghe-an-cau-noi-cua-nhung-nghia-tinh-609009/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201505/bao-cong-an-nghe-an-cau-noi-cua-nhung-nghia-tinh-609009/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cầu nối của những nghĩa tình - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 18/05/2015, 15:06 [GMT+7]
Báo Công an nghệ an

Cầu nối của những nghĩa tình

(Congannghean.vn)-Có những câu chuyện tưởng chừng như bị quên lãng đã được làm “sống lại” qua những bài viết trên Báo Công an Nghệ An. Cũng có không ít số phận chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội đã được bù đắp xứng đáng khi Báo Công an Nghệ An “lên tiếng”.
 
Đó là câu chuyện của người thương binh đặc biệt 1/4 Đặng Văn Phúc trú tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc sau khi trở về cuộc sống thời bình, cả 2 mắt đều vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng. Tuy nhiên, điều may mắn là ông nhận được sự đồng cảm của cô giáo trường làng Nguyễn Thị Châu. Hai người nên duyên vợ chồng và rồi, 2 người con gái và 1 con trai lần lượt ra đời. 
Mẹ Việt Nam   anh hùng Phạm Thị Lương, một trong những nhân vật mà Báo Công an Nghệ An đã phản ánh vừa được vinh danh mẹ Việt Nam anh hùng
Mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lương, một trong những nhân vật mà Báo Công an Nghệ An đã phản ánh vừa được vinh danh mẹ Việt Nam anh hùng
Bao năm vất vả, lam lũ, 2 vợ chồng cố gắng, tần tảo nuôi con ăn học cho bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, người con gái đầu Đặng Thị Anh Tuấn sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm nhiều năm không xin được việc làm luôn khiến ông Phúc day dứt, trăn trở, vì “lực bất tòng tâm”. Vào tháng 6/2012, ngay sau khi Báo Công an Nghệ An có bài phản ánh trường hợp của thương binh Đặng Văn Phúc, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ, UBND huyện Nghi Lộc cùng các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết để cháu Đặng Thị Anh Tuấn được dạy học tại Trường THCS Nghi Công, huyện Nghi Lộc. Tháng 10/2012, niềm vui như vỡ òa khi sau gần 4 năm trời, mong ước cô con gái đầu có việc làm đã trở thành hiện thực. 
 
Bài viết “Chuyện một nhà báo hy sinh bị lãng quên” phản ánh về trường hợp hy sinh trong khi làm nhiệm vụ của cố nhà báo Trần Văn Thông (SN 1924, tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) ở phường Hòa Hiếu, TX Thái Hòa nhưng gần 50 năm chưa được công nhận liệt sĩ, đăng trên Báo Công an Nghệ An số ra ngày 18/3/2013 cũng để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc. Ngay sau khi báo phát hành, Thường trực Tỉnh ủy đã có Công văn số 1931/CV-TU yêu cầu kiểm tra vấn đề Báo nêu.
 
Đến ngày 6/9/2013, Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) đã có Công văn số 1063 gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An trả lời Tờ trình 3696/TTr-UBND ngày 4/6/2013 của UBND tỉnh đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với ông Trần Văn Thông, cán bộ Báo Miền Tây Nghệ An đã hy sinh ngày 23/5/1965 trong khi làm nhiệm vụ cùng với Tổng Biên tập Đặng Loan. Đến ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 2570-QĐTTr công nhận nhà báo Trần Văn Thông là liệt sĩ và cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
 
Mới đây nhất, vào ngày 10/5/2015, bà Phạm Thị Lương (81 tuổi) trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành đã được vinh danh mẹ Việt Nam anh hùng, trường hợp mà trước đó, vào cuối tháng 10/2014, Báo Công an Nghệ An cũng đã có bài phản ánh. Bà Phạm Thị Lương có chồng là ông Phạm Trung Thông, nguyên cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An từ tháng 10/1963 cho đến lúc hy sinh tại Sân bay Dừa, huyện Anh Sơn (Nghệ An) vào ngày 18/12/1971.
 
Gần 20 năm sau, vào tháng 6/1990, người con trai đầu là Phạm Hồng Minh, công tác tại Công an tỉnh Lạng Sơn đã hy sinh trong quá trình đuổi bắt đối tượng hình sự. Qua nghiên cứu các điều khoản quy định của Nghị định 56 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, phóng viên nhận thấy, bà Phạm Thị Lương hoàn toàn có đủ điều kiện để được phong tặng danh hiệu này.
 
Nhưng không hiểu sao, đến cuối năm 2014, bà Lương vẫn chưa được phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng. Qua quá trình làm việc với các cơ quan chức năng, thu thập tài liệu liên quan, chúng tôi đã có bài viết “Đau thương mẹ nhận, lặng thầm mẹ mang”, kiến nghị lên các cấp về việc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng cho bà Phạm Thị Lương. Đến ngày 10/5/2015, bà Phạm Thị Lương đã được các cấp, ngành vinh danh mẹ Việt Nam anh hùng. 
 
Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều trường hợp đã được Báo Công an Nghệ An kịp thời phản ánh, tạo cầu nối để các cơ quan chức năng vào cuộc, vinh danh những người có công với Tổ quốc phải chịu nhiều thiệt thòi khi trở về với cuộc sống đời thường. Dẫu biết rằng, đâu đó trong xã hội, vẫn còn không ít trường hợp cần được quan tâm, giúp đỡ nhưng với những người làm báo như chúng tôi, sau mỗi số báo đến tay độc giả, niềm hạnh phúc giản đơn chính là những hiệu ứng tích cực, hiệu quả xã hội mà nội dung bài viết đã phản ánh.
.

Ngọc Thái

.