Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201505/huong-toi-ky-niem-125-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh-1951890-1952015-nhung-nguoi-me-suu-tam-tu-lieu-ve-bac-ho-608753/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201505/huong-toi-ky-niem-125-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh-1951890-1952015-nhung-nguoi-me-suu-tam-tu-lieu-ve-bac-ho-608753/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những người mê sưu tầm tư liệu về Bác Hồ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 17/05/2015, 15:18 [GMT+7]
Hướng tới kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch hồ chí minh (19/5/1890 - 19/5/2015)

Những người mê sưu tầm tư liệu về Bác Hồ

 
(Congannghean.vn)-Họ - có thể là những người đã có vinh dự được gặp Bác Hồ, hoặc chỉ biết tới Người qua những hình ảnh, trang sách, câu chuyện mà ai đó kể lại, nhưng bằng tình yêu, sự quý trọng đối với Bác, họ đã góp phần tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Người với nhiều hình thức khác nhau.  
 
Nhân dịp cả nước thi đua lập nhiều thành tích chào mừng 125 năm ngày sinh Bác Hồ, tôi tìm về xóm Đồng Tâm, xã Quỳnh Lập, TX Hoàng Mai, tìm gặp ông Võ Đức Thuận, người đã có hơn 40 năm chuyên vẽ hình ảnh Hồ Chủ tịch. Ông Thuận là người gốc Huế, từ năm 4 tuổi đã theo gia đình ra huyện Nam Đàn, Nghệ An để an cư lạc nghiệp. Lớn lên, cậu bé Thuận được bố mẹ và hàng xóm kể rất nhiều chuyện về vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc.
 
Dần dần, lòng thành kính và sự quý trọng về Bác đã hằn sâu trong tâm thức Thuận. Năm 17 tuổi, cùng với lớp lớp trai làng lên đường ra trận, chống giặc Mỹ xâm lược, Thuận tình nguyện tham gia thanh niên xung phong, thuộc đơn vị 33N9 Tỉnh đội Nghệ An, làm nhiệm vụ ngày đêm mở đường, bắc cầu cho xe ta vào tiền tuyến miền Nam ruột thịt.
Ông Võ Đức Thuận, người đã hơn 40 năm chuyên vẽ chân dung Bác Hồ
Ông Võ Đức Thuận, người đã hơn 40 năm chuyên vẽ chân dung Bác Hồ
Năm 1969, Võ Đức Thuận được cử đi học lớp phát hành phim ở Hà Nội. Sau đó, ông được điều về làm nhiệm vụ phục vụ phát hành và chiếu phim ở Rạp 12/9 Nghệ An. Lúc đó, lãnh đạo của Rạp thấy ông có năng khiếu hội hoạ nên cử ra làm công tác kẻ vẽ panô, áp phích tuyên truyền nội dung chiếu phim về chính sách của Đảng. Từ đó, đi đến đâu, ông cũng được dịp “trổ tài” vẽ các bức tranh chân dung về Bác Hồ cùng với những khẩu hiệu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những bức ảnh Bác Hồ qua bàn tay của ông trở nên rất sinh động, thể hiện rõ phong thái ung dung tự tại của Bác. 
 
Đến nay, trong phòng trưng bày tranh về đề tài Hồ Chí Minh do chính Võ Đức Thuận vẽ đã lên đến hàng chục tác phẩm. Mỗi tác phẩm là một nét chấm phá thể hiện phong cách sống giản dị của Người. Hơn 40 năm qua, ông Thuận vẫn lặng lẽ sưu tầm sách báo có in ảnh Bác Hồ, cất giữ cẩn thận rồi truyền thần lại thành những khổ lớn trưng bày trong căn phòng của gia đình, để mọi người có thể tới tham quan. 
 
Ông Thái Bá Đắc, năm nay đã ngoài 80 tuổi. Từ nhiều năm nay, người dân ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương xem ông như tấm gương sáng để học tập, noi theo. Đặc biệt, ông còn được biết tới là người đã vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ. Suốt những năm công tác trong ngành giáo dục cho đến khi về hưu, ông vẫn miệt mài với công việc sưu tầm những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 
Hơn nửa thế kỷ trước, ông Thái Bá Đắc là sinh viên khoa Văn, Trường Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc. Sau 3 năm học tập tại Trung Quốc, ông trở về nước và tiếp tục theo học Trường Bổ túc công nông Hà Nội và vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ. Trong những lần được gặp Bác tại trường, hình ảnh về vị cha già của dân tộc, những lời dạy của Người đã trở thành động lực tinh thần để ông không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, trở thành một cán bộ giáo dục gương mẫu, lập nhiều thành tích trong giảng dạy khi về công tác tại tỉnh nhà.
 
Khi đã nghỉ hưu, ông Đắc vẫn tiếp tục nghiên cứu sách báo, sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ rồi ghi chép, lưu giữ cẩn thận. Đến nay, ông đã tuyển chọn, chép tay được trên 300 câu chuyện về Bác, với 45 tác phẩm truyện, thơ như cuốn: Bác Hồ thời niên thiếu ở Huế, Thơ chúc Tết của Bác Hồ, Ca dao về Bác Hồ... Ngoài ra, ông còn sưu tầm được trên 200 bức ảnh chụp về Bác với những dấu ấn lịch sử qua các thời kỳ. 
 
Họ đều là những người suốt mấy thập kỷ qua đã không ngừng học tập, noi gương Bác Hồ từ những điều bình dị nhất để truyền đạt đến thế hệ mai sau về tấm gương và đạo đức của Người. Họ có các cách thể hiện tình cảm dành cho Bác khác nhau nhưng đều có chung niềm tôn kính dành cho Bác. Họ cũng chính là những “pho sử quý” về đề tài Hồ Chí Minh qua những câu chuyện, hình ảnh, bức tranh kẻ vẽ được lưu truyền rộng rãi trong thời gian qua để người dân hiểu rõ hơn về vị cha già kính yêu của dân tộc. 
.

Ngọc Thái

.