Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201507/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-gan-voi-phat-trien-du-lich-623012/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201507/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-gan-voi-phat-trien-du-lich-623012/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 15/07/2015, 10:09 [GMT+7]

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

(Congannghean.vn)-Nghệ An là mảnh đất địa linh nhân kiệt, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; nơi đây cũng lưu giữ nền văn hóa dân gian đặc sắc của cộng đồng dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ. Qua hàng nghìn năm lịch sử, Nghệ An đã xây dựng kho tàng di sản văn hóa đồ sộ mà nổi bật là dân ca ví, giặm vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
Di sản văn hóa luôn được coi là tài nguyên du lịch quan trọng, cũng là yếu tố không thể thiếu trong nhiều chương trình du lịch. Tuy nhiên, ở tỉnh ta, việc khai thác các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Chương trình “Ân tình ví, giặm” vừa được tổ chức tại Đà Nẵng                                đã góp phần quảng bá dân ca ví, giặm xứ Nghệ
Chương trình “Ân tình ví, giặm” vừa được tổ chức tại Đà Nẵng đã góp phần quảng bá dân ca ví, giặm xứ Nghệ
 
Xứ Nghệ, mảnh đất Hoan Châu cũ bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng chung một vùng văn hóa - văn hóa Lam Hồng với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc. Được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và  gần 1.000 di tích lịch sử, hơn 20 lễ hội chính trong năm đã thu hút lượng du khách đến Nghệ An ngày càng nhiều, điều này cho thấy du lịch Nghệ An đang từng bước phát triển.
 
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định “Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc…”. Việc khai thác và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với hoạt động du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phát triển du lịch văn hóa địa phương; góp phần phục hồi, bảo tồn các giá trị di sản. Ở nhiều địa phương, các tuyến du lịch gắn với văn hóa tâm linh được đưa vào khai khác và phát huy hiệu quả.
 
Sau khi UNESCO chính thức công nhận dân ca ví, giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình hành động quốc gia mà cả 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đang đẩy mạnh thực hiện; trong đó quảng bá dân ca ví, giặm trong hoạt động du lịch là một nội dung. Ở Nghệ An, đồng chí Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở VH-TT&DL xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020; trong đó tập trung xây dựng phương án bảo tồn, phát huy một số di tích trọng điểm và bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm.
 
Đây là một dự án lớn và đã triển khai thử nghiệm ở một số địa phương như tại Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn); từ sau ngày 30/4/2015, UBND huyện đã tổ chức biểu diễn dân ca ví, giặm vào các ngày thứ 7, chủ nhật để phục vụ khách tham quan. Ở một số di tích, điểm đến du lịch, vào dịp lễ hội truyền thống, các câu lạc bộ tại các địa phương cũng tổ chức biểu diễn loại hình nghệ thuật này. Đầu tháng 7/2015, đoàn di ca Nhật Bản đã có chuyến khảo sát du lịch để triển khai dự án da dạng hóa sinh kế dựa vào du lịch, di sản ở các làng nông, ngư nghiệp tại Nghệ An.
 
Dự kiến tại Nam Đàn sẽ xây dựng bến phà đón khách lộ trình từ đền Vua Mai đến khu vực bến đò nơi diễn ra lễ hội đua thuyền đến cầu Nam Đàn, rồi ghé thăm làng nghề mộc và đền Trung Cần ở Nam Trung và kết thúc tại TP Vinh. Trong suốt chuyến đi, du khách được thưởng thức các làn điệu dân ca. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào tháng 11/2015. Đoàn cũng tiến hành khảo sát tại huyện Con Cuông để khai thác, phát triển loại hình du lịch nông thôn. Nếu dự án này được xúc tiến, sẽ góp phần không nhỏ trong việc quảng bá, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa.
 
Thời gian qua, Sở VH-TT&DL cũng thường xuyên phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức các chương trình biểu diễn, giao lưu nghệ thuật về dân ca ở trong và ngoài tỉnh, tiêu biểu là chương trình “Ân tình ví, giặm” được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, việc khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với công tác phát triển du lịch chưa được chú trọng đúng mức, nhất là tại các địa phương có những di tích lịch sử, điểm đến du lịch.
 
Ngay như tại TX Cửa Lò, hàng năm đón hàng triệu lượt khách du lịch nghỉ mát nhưng không hề có chương trình biểu diễn dân ca ví, giặm nào phục vụ du khách; có chăng tại một số khách sạn lớn, nếu du khách có nhu cầu thì sẽ mời ca sĩ về biểu diễn. Dải đất rộng lớn về phía Tây Nghệ An là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ-đu, Mông; mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa riêng. Những năm gần đây, miền Tây Nghệ An đang là một điểm đến hấp dẫn du khách, nếu như có những cách thức giới thiệu nền văn hóa độc đáo này một cách hiệu quả, sẽ góp phần quảng bá du lịch và văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
.

Huyền Thương

.