Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201507/nguoi-di-tim-tu-lieu-han-nom-tu-nhung-van-bia-co-621623/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201507/nguoi-di-tim-tu-lieu-han-nom-tu-nhung-van-bia-co-621623/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người đi tìm tư liệu Hán Nôm từ những văn bia cổ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 09/07/2015, 15:36 [GMT+7]

Người đi tìm tư liệu Hán Nôm từ những văn bia cổ

(Congannghean.vn)-Bạn bè vẫn gọi anh là kẻ gàn dở. Bởi cả ngày chỉ thấy anh cặm cụi vào những chồng tư liệu Hán Nôm đã úa vàng, nhàu nhĩ. Nhưng với anh, đó là cả một niềm đam mê. 27 tuổi, hơn 5 năm công tác, anh đã phát hiện, khám phá được hàng trăm tư liệu Hán Nôm từ các văn bia. Những tư liệu đó là cơ sở khoa học khẳng định dấu tích của các nhân vật lịch sử, di tích, di sản văn hóa xứ Nghệ từ xa xưa đã bị mai một, lãng quên. 
 
Tôi có dịp tiếp xúc và làm việc với anh Trần Mạnh Cường khi tìm hiểu những tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ cuối thế kỷ 17. Anh là người đã nghiên cứu ra tấm bản đồ “Giáp Ngọ niên bình đồ Nam” do Đoan Quận Công Bùi Thế Đạt, một vị tướng tài người Nghệ vẽ vào năm 1774. Nhưng phải đến lần này, tôi mới có dịp hiểu rõ niềm đam mê của anh. 
Anh Trần Mạnh Cường miệt mài nghiên cứu tư liệu Hán Nôm
Anh Trần Mạnh Cường miệt mài nghiên cứu tư liệu Hán Nôm
 
Sinh năm 1988, sau khi tốt nghiệp ngành Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Huế, Trần Mạnh Cường trở về địa phương với tấm bằng đỏ. Anh được tuyển dụng vào Thư viện tỉnh theo diện thu hút nhân tài, làm công việc nghiên cứu, sưu tầm tư liệu Hán Nôm. Anh Cường nhận mình là “của hiếm”, bởi người trẻ hiện nay chẳng ai mặn mà với công việc nghiên cứu, khám phá lịch sử, lại càng ít người thông thạo chữ Hán như anh. Điều này thể hiện rõ trên trang mạng xã hội, nhóm các nhà nghiên cứu tư liệu Hán Nôm chỉ có vài trăm người tham gia, trong đó duy nhất anh Cường là người xứ Nghệ chuyên tìm hiểu văn hóa lịch sử Nghệ An, Hà Tĩnh. Với anh, công việc nghiên cứu không chỉ là niềm đam mê mà còn là trách nhiệm, bởi có nhiều di tích, dấu tích của các nhân vật lịch sử trên mảnh đất xứ Nghệ có thể bị lãng quên.
 
5 năm qua, anh Cường đã phát hiện, nghiên cứu được hàng trăm tư liệu Hán Nôm, phần lớn là dịch từ các văn bia cổ. Giỏi chữ Hán, ham tìm hiểu nên anh có lượng kiến thức về lịch sử, văn hóa xứ Nghệ rất phong phú. Anh Cường tìm đến các dòng họ để xin được xem tư liệu cổ, đến các đền chùa tìm văn bia, hy vọng hé lộ ra những manh mối liên quan đến một sự kiện, nhân vật lịch sử mà mình đang quan tâm. Qua những tư liệu này, đã cung cấp cơ sở khoa học cho những di tích tại nhiều địa phương, những dấu tích của các nhân vật lịch sử trên mảnh đất xứ Nghệ, phát lộ cho con cháu một số dòng họ ở Nghệ An có người có công với quê hương, đất nước. 
 
Đặc biệt, anh Cường đã nghiên cứu sâu mối quan hệ thương mại và hữu nghị giữa Vương quốc Nhật Bản và Việt Nam trên mảnh đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Năm 2013, hay tin Bảo tàng quốc gia Kyusu (Nhật Bản) phát hiện một bức thư cổ, niên đại 423 năm của Việt Nam gửi đến Nhật Bản, kèm theo ảnh chụp bức thư viết bằng chữ Hán, anh đã dịch và phân tích bức thư đó. Trên cơ sở các dữ kiện lịch sử thời điểm đó mà anh biết, anh khẳng định nhân vật Phúc Nghĩa hầu họ Nguyễn được nói tới trong bức quốc thư là Phúc Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đoan, con trai thứ 8 của Thái phó Nguyễn Cảnh Hoan và mẹ là người xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
 
Thông tin này được anh Cường cung cấp cho dòng họ Nguyễn Cảnh, khiến ai nấy đều vui mừng. Từ bức thư này và những tư liệu thu thập được do dòng họ cung cấp, anh Cường đã góp phần khẳng định mối quan hệ Nghệ An - Nhật Bản trong lịch sử. Những việc làm thầm lặng của anh đang góp phần làm hồi sinh những dấu tích lịch sử, khơi dậy những giá trị văn hóa đã bị lãng quên.
 
.

Huyền Thương

.