Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201503/canh-giac-voi-chieu-lua-khi-sua-dien-thoai-593350/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201503/canh-giac-voi-chieu-lua-khi-sua-dien-thoai-593350/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cảnh giác với chiêu lừa khi sửa điện thoại - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 14/03/2015, 14:58 [GMT+7]

Cảnh giác với chiêu lừa khi sửa điện thoại

Nhiều chiêu móc túi khách hàng đang diễn ra ở một số cơ sở sửa chữa điện thoại. Khách hàng đem máy đến sửa có thể thể bị “luộc” linh kiện, báo sai lỗi để “chặt chém”,  thay linh kiện “đểu”. 
 
CÀNG SỬA CÀNG HƯ 
 
Sau hai năm tháp tùng cùng gia chủ, chiếc iPhone 4 của chị  Nguyễn Phúc Hậu (ngụ Bình Dương) đột nhiên mất nguồn. Dò trên mạng, chị Hậu tìm đến một điểm chuyên sửa iPhone trên đường Trần Quang Khải (Q1). Sau khi kiểm tra, kỹ thuật viên báo điện thoại chị bị hư mainboard (bảng vi mạch chính) và tư vấn: “Trường hợp này chị phải thay mainboard, nếu thay hàng chính hãng thì giá 2 triệu đồng, hàng Trung Quốc 1,5 triệu đồng”. Chị Hậu đồng ý thay hàng chính hãng. Thế nhưng khi thay xong, chị đem về xài thì cảm giác máy chạy chậm và rất nhanh hết pin. Không những thế, máy còn liên tục mất sóng cộng với nghe nhạc kém chất lượng. Chị trở lại hỏi thì kỹ thuật viên phán: “Máy đã bung rồi thì sao bằng máy zin được, ai thay cũng bị vậy thôi”.
 
Nuốt trái đắng vào lòng, chị Hậu nhờ một người bạn đem đến trung tâm sửa chữa uy tín ở đường Trần Bình Trọng (Q.5) kiểm tra. Tại đây, kỹ thuật viên cho biết mainboard của máy là hàng “đểu”, pin cũng bị tráo. Tình trạng máy không thể khắc phục được.
 
Thực trạng “luộc” linh kiện không hiếm gặp tại các cơ sở sửa chữa điện thoại “trời ơi”. Không những tráo linh kiện, nhiều nơi còn báo sai lỗi để móc túi khách hàng. 
Thay phụ tùng điện thoại nơi không uy tín, coi chừng “tiền mất tật mang”
Thay phụ tùng điện thoại nơi không uy tín, coi chừng “tiền mất tật mang”
Anh Hữu Đức (ngụ quận 9) là một trong những nạn nhân của tình trạng này. Điện thoại Sam Sung note 2 bị mất nguồn, anh đem đến một tiệm gần nhà. Chủ tiệm báo máy bị hư pin phải thay, giá cục pin “chính hãng” là 500 ngàn đồng. Thay pin được một ngày thì bệnh cũ tái phát, anh đem ra hỏi. Chủ tiệm đớ lưỡi, yêu cầu anh để lại máy kiểm tra. Sợ bị luộc linh kiện, anh Đức không đồng ý và yêu cầu trả lại pin cũ, hoàn lại tiền. Sau khi cò cưa với nhau hồi lâu, chủ tiệm đồng ý trả lại pin cũ, nhưng anh phải trả phí hao mòn cục pin mới 100 ngàn đồng. Anh Đăng đành đem máy về nhờ một người bạn trong nghề đem đi sửa. Kết quả, máy anh chỉ bị chạm nguồn. Thợ chỉ cần dùng tay chỉnh sửa lại chấu tiếp giáp pin, máy hoạt động trở lại.
 
Anh Mạnh Hà (ngụ Bình Dương), một người từng mở tiệm sửa điện thoại cho biết: “Tôi chẳng học hành gì về ngành này, thấy thằng bạn làm ăn được nên về mở tiệm. Những trường hợp như mất nguồn là phổ biến, chỉ cần chỉnh chút là OK. Tuy nhiên, nhiều người mù mờ về điện thoại nên không hề biết. Còn việc báo giá thì nhìn mặt khách hàng mà “hét”. Đối tượng nào sang sang thì báo lỗi này lỗi kia để kê lên chút. Đối với những trường hợp quá khó sửa, mình nhận rồi đem đi chỗ khác lấy tiền chênh lệch”.
 
ĐỂ KHÔNG BỊ LỪA  
 
Kinh nghiệm hàng đầu luôn là lựa chọn trung tâm sửa chữa có uy tín. Nhiều trung tâm sẵn sàng cho khách chứng kiến tại chỗ kiểm tra máy. Trường hợp lỗi nhỏ như chạm nguồn, nghẹt nút home, thay màn hình, kỹ thuật viên sẽ xử lý tại chỗ và trả máy ngay cho khách. 
 
Anh Đặng Thành Đạt - kỹ thuật viên của trung tâm sửa chữa điện thoại Taplet Plaza (Trần Bình Trọng, quận 5) cho biết: “Khi máy bị lỗi nặng, kỹ thuật viên buộc phải mở máy để kiểm tra. Nếu thợ tráo phụ tùng, không có cách nào để người sử dụng máy phát hiện. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cái tâm của người thợ và mức độ uy tín của trung tâm. Với trung tâm uy tín, không thợ nào dám làm điều đó. Chẳng ai dám bán chữ tín của trung tâm mình chỉ vì vài phụ kiện nhỏ nhoi”.
 
Hiện nay, một số trung tâm sửa chữa tạo niềm tin cho khách để lại máy bằng cách cho khách hàng ký lên màn hình, vỏ máy, pin và mainboard. Thế nhưng, đối với những linh kiện nhỏ như con chip, ram của máy thì không cách gì đánh dấu được. Điều đó có nghĩa người dùng điện thoại phải đặt cược với niềm tin nơi mình chọn.
 
Đối với việc thay linh kiện khi máy hư, một kỹ thuật viên tư vấn: “Trước khi chấp nhận thay linh kiện, người sử dụng cần đặt vấn đề là có bảo hành hay không. Nếu không bảo hành nên từ chối. Thợ sửa mà không dám đảm bảo chất lượng thì khả năng linh kiện giả, nhái là rất cao. Với các trung tâm sửa chữa uy tín, họ luôn bảo hành vì chất lượng đảm bảo. Dĩ nhiên linh kiện chính hãng và chất lượng thì giá bao giờ cũng cao. Nếu nơi nào sửa báo giá quá rẻ thì chắc chắn là hàng nhái”.
 
Linh, phụ kiện chất lượng trên thị trường hiện nay tồn tại ở hai dạng: hàng chính hãng của các hãng lớn và hàng do các công ty chuyên gia công phụ kiện có uy tín sản xuất. Giá hàng chính hãng luôn cao nhất, còn hàng do công ty uy tín sản xuất giá thấp hơn. Khi thay thế linh kiện hoặc mua phụ kiện, người dùng máy cũng nên đặt vấn đề này với nơi sửa để chọn hàng đúng chất lượng.
.

Nguồn: Báo CA TPHCM

.