Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201501/tac-nhan-lam-cham-su-trao-doi-chat-575936/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201501/tac-nhan-lam-cham-su-trao-doi-chat-575936/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tác nhân làm chậm sự trao đổi chất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 04/01/2015, 15:13 [GMT+7]

Tác nhân làm chậm sự trao đổi chất

Chuyển hóa là phản ứng quan trọng xảy ra trong cơ thể của mỗi người. Nó giúp tiêu hóa thức ăn một cách thích hợp, giúp đốt cháy calo và từ đó ổn định vấn đề cân nặng. Một số lý do sau được xem là thủ phạm làm chậm quá trình trao đổi chất.
 
Lượng calo không nhất quán. Một bữa ăn phù hợp rất quan trọng. Bữa ăn chứa lượng calo khác nhau và ăn trong những khoảng thời gian không cố định được biết đến là một trong những tác nhân làm giảm sự trao đổi chất. Điều quan trọng để thúc đẩy sự trao đổi chất là cần điều chỉnh bữa ăn với cùng một lượng calo vào những thời điểm cụ thể trong ngày.
Tập thể dục được biết có tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe
Tập thể dục được biết có tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe
Không tập thể dục. Tập thể dục được biết có tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe. Các bài tập vận động, đặc biệt là thực hiện vào buổi sáng giúp điều hòa nhịp tim và giúp đốt cháy calo hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy sự trao đổi chất và giúp giữ trọng lượng phù hợp.
 
Uống nước có chứa clo. Nước có chứa clo hay bất kỳ hóa chất nào khác có thể làm giảm sự trao đổi chất. Clo gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bằng cách làm chậm sự trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, nước lọc luôn được khuyến khích.
 
Không ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ chất lượng rất quan trọng trong việc giúp đẩy nhanh sự trao đổi chất. Thức dậy sau một giấc ngủ bị xáo trộn, cơ thể sẽ cạn kiệt năng lượng và lười biếng. Mức năng lượng thấp gây trở ngại cho việc đốt cháy calo, từ đó làm chậm sự trao đổi chất. Vì thế, ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng để có mức năng lượng dồi dào phục vụ cho việc đốt cháy calo vào ngày hôm sau.
 
Ăn ít calo. Tiêu thụ lượng thức ăn chứa lượng calo phù hợp với nhu cầu cơ thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Khi ăn ít, tâm trí sẽ tự động báo hiệu rằng cơ thể đang bị bỏ đói và nó cần thức ăn, điều này làm chậm tốc độ trao đổi chất.
 
Không đủ protein. Ăn thực phẩm chứa ít protein có thể khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại. Một số nghiên cứu cho thấy protein giúp đốt cháy calo rất nhanh và cuối cùng nó thúc đẩy sự trao đổi chất.
 
Không đủ vitamin D. Vitamin D giúp tăng cường sự trao đổi chất. Nhiều người không nhận được vitamin D từ ánh nắng mặt trời nên quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng. Tia nắng mặt trời rất quan trọng cho sự trao đổi chất bởi chúng cung cấp vitamin D, một chất quan trọng cho nhiều chức năng của cơ thể.
 
Ngồi quá lâu. Dù bạn hoạt động thể chất tích cực, nhưng nếu ngồi quá lâu, việc vận động đó vẫn không thể cứu vãn tình hình. Các nhà khoa học cho biết, ngồi nhiều không chỉ làm chậm quá trình trao đổi chất mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đe dọa đến cuộc sống. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, điều quan trọng là phải luôn di chuyển.
 
Không uống nước. Mất nước khiến việc đốt cháy calo bị trì trệ. Mất nước cũng làm chậm quá trình trao đổi chất. Uống nước, ngay cả khi không khát là lời khuyên vô cùng bổ ích.
 
Bỏ ăn sáng. Bỏ qua bữa ăn sáng, bạn sẽ ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Kết quả năng lượng được bảo tồn và lượng calo bị đốt cháy cũng hạn chế. Bữa ăn sáng rất quan trọng, quan trọng hơn bất kỳ bữa ăn nào khác trong ngày, do đó không bao giờ bỏ qua bữa sáng vì nó giúp bạn luôn khỏe mạnh.
 
Ăn quá nhiều axit béo. Theo Eblogfa, tiêu thụ quá nhiều axit béo cũng được biết đến là một trong những thủ phạm làm giảm sự trao đổi chất. Chúng can thiệp vào các hệ thống trong cơ thể và làm trọng lượng cơ thể tăng lên đáng kể. 
.

Nguồn: Báo CA TPHCM

.