Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201501/mot-lan-den-voi-dong-bao-dan-lai-576043/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201501/mot-lan-den-voi-dong-bao-dan-lai-576043/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Một lần đến với đồng bào Đan Lai - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 05/01/2015, 09:39 [GMT+7]

Một lần đến với đồng bào Đan Lai

(Congannghean.vn)-Một ngày cuối tháng 9/2014, tôi được phân công theo đoàn công tác do đồng chí Đại tá Vũ Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An (nay là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị) dẫn đầu đến thăm, tìm hiểu về đời sống an sinh xã hội và kiểm tra công tác đảm bảo an ninh trật tự đối với bà con đồng bào Đan Lai, bản Cò Phạt (vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông). Chuyến đi là một sự trải nghiệm thực tế đầy lý thú, để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên đối với nghề làm báo.
 
Vượt dòng sông Giăng
 
Kết thúc buổi giao ban cụm thi đua số 4, tổ chức tại Công an huyện Tương Dương, đoàn công tác ăn vội bữa cơm trưa rồi chuẩn bị hành lý, nhanh chân lên xe, di chuyển về phía huyện Con Cuông, đi sâu vào vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát. Đa số thành viên trong đoàn công tác lần đầu tiên hành trình đến với vùng rừng núi hoang vu giữa đại ngàn Trường Sơn.
Đại tá Vũ Chiến Thắng và cán bộ Bộ đội Biên Phòng trao đổi thông tin về tình hình an ninh biên giới
Đại tá Vũ Chiến Thắng và cán bộ Bộ đội Biên Phòng trao đổi thông tin về tình hình an ninh biên giới
Tất cả đều náo nức, chờ đợi thời khắc được tận mắt khám phá cảnh quan thiên nhiên và con người nơi “thâm sơn cùng cốc” này. Tuy vậy, khi cánh “trinh sát” địa bàn nói về nỗi ám ảnh của những trận lũ quét bất ngờ hay phải căng mình chống chọi với muỗi, vắt rừng... đã làm không ít người ái ngại. Thế nhưng, niềm đam mê khám phá miền đất mới đã thôi thúc chúng tôi hăng hái tiến bước.
 
Khoảng 15 giờ, chúng tôi đặt chân đến đập Phà Lài. Tiếng nước chảy ồ ồ vang xa, cảnh tượng sông núi hữu tình hiện trước mặt hết sức thơ mộng, sông núi liền kề như một bức tranh phong cảnh được thiên nhiên thêu dệt. Trên bến, những con thuyền nhỏ đậu san sát bên nhau, chờ đón khách ngược lên thượng nguồn sông Giăng. Những ngày thường, nước sông Giăng trong xanh tận đáy, vậy mà hôm ấy trời mưa nước chuyển sang đỏ ngầu như nước sông Hồng.
 
Lúc này, trời vẫn tiếp tục mưa rả rích, dường như cơn mưa ngày càng nặng hạt, gió vẫn rít lên từng hồi giữa mênh mông trời nước sông Giăng, nhiều thành viên trong đoàn bắt đầu cảm thấy lo lắng và có phần e ngại. Tuy vậy, mệnh lệnh của đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh, cả đoàn mặc áo phao đầy đủ, quyết tâm đi bằng được chuyến này, bất kể thời tiết không ủng hộ. Tất cả hành lý, nhu yếu phẩm cần thiết đã được vận chuyển lên 4 con thuyền máy, mỗi thuyền chở 4 - 6 người, chuẩn bị khởi hành.
 
Sau tiếng máy nổ bành bạch, ing tai, từng con thuyền bắt đầu rẽ sóng, rời xa bến Phà Lài, ngược dòng sông Giăng thơ mộng. Ngồi trên thuyền, phong cảnh trời nước sông Giăng hiện ra trước mắt như một bức tranh thủy mặc, dãy núi sừng sững hai bên bờ, khiến cho con sông trở nên nhỏ hẹp chảy dài hơn bao giờ hết. Thấp thoáng trên sông những con thuyền vội vã về xuôi hay những thuyền đánh cá đang dầm mình mưu sinh giữa trời mưa rấm rích. Người thợ lái thuyền trên sông Giăng gần như đã thuộc làu những đoạn đi qua lạch nước cạn (những đoạn sông cạn, nước chảy xiết - P.V) và hẹp cuồn cuộn chảy.
Đêm rượu cần thắm tình quân dân
Đêm rượu cần thắm tình quân dân
 
Do vậy, mỗi thuyền đều giữ khoảng cách vài chục mét, tránh va chạm vào nhau mỗi khi đi qua đoạn nước chảy xiết. Bữa ấy, mưa thượng nguồn kéo dài từ mấy hôm trước, nước sông Giăng chảy mạnh hơn ngày bình thường, đặc biệt là ở những lạch nước cạn, dòng nước chảy mạnh như muốn đẩy tất cả mọi thứ trở về xuôi. Con thuyền ngược sông đi qua những đoạn ấy tiếng máy như gầm thét, át lại sức mạnh của dòng nước mà ngược lên phía trước.
 
Trên thuyền lúc ấy, những câu nói bông đùa, những nụ cười đã ít đi, thay vào đó là sự căng thẳng hiện lên nét mặt của mỗi người như đang sẵn sàng trước một trận đánh lớn, nhất là khi thuyền vượt lên con suối hẹp chòng chành, bị dòng nước xiết xô nghiêng, chao đảo. Thuyền cứ chạy được khoảng 5 - 7 phút thì bắt đầu gặp một luồng nước chảy mạnh, ở những chỗ đó, mực nước sâu khoảng chừng 40 - 50 cm, khoảng cách lạch chính rất hẹp nên toàn bộ nước được sức đẩy chảy vào đó rất mạnh.
 
Người lái thuyền phải đi men theo bờ rồi tăng tốc cho thuyền vượt lên, ở đây luôn đòi hỏi những tay lài kỳ cựu, bởi chỉ một sơ suất nhỏ là thuyền có thể bị lật úp. Mỗi khi đi qua lạch nước hẹp, cả đoàn lại được thêm mấy phút bình thản, ngắm cảnh sông nước để chuẩn bị căng mình đón nhận những đợt vượt suối khác.
 
Đến với đồng bào Đan Lai 
 
Sau hơn một giờ đồng hồ vật lộn với hàng chục lạch nước cạn, đoàn thuyền đưa chúng tôi đến bến Cò Phạt an toàn. Lúc này bầu trời cũng đã ngớt mưa, cảnh vật vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát hiện ra trước mặt chúng tôi thật hoàng sơ, hữu tình. Đoàn người thở phào nhẹ nhõm sau chuỗi thời gian nín thở vượt sông Giăng, tiếng nói cười rộn ràng trở lại. Chúng tôi khuân vác hành lý, men theo con đường nhỏ, đi qua cánh đồng lúa nước đang trĩu bông của người Đan Lai rồi lên Trạm kiểm soát Biên phòng Cò Phạt nghỉ chân. 
Theo lịch trình đã định, đoàn công tác do Đại tá Vũ Chiến Thắng dẫn đầu đã đến thăm hỏi và nắm tình hình tại gia đình cụ La Văn Yêu (người có uy tín), thăm nhà trưởng bản Lê Văn Thiện, nhà Bí thư Chi bộ Cò Phạt La Văn Linh và một số gia đình khác trong bản…
 
Đặc biệt, đoàn công tác đã có buổi tiếp xúc trực tiếp với những người có uy tín ở hai bản. Cò Phạt và bản Búng tại Trường Tiểu học Cò Phạt. Tại đây, các đồng chí cán bộ, người có uy tín bản Cò Phạt, bản Búng và đại diện một số hộ dân đã nêu lên những khó khăn hiện tại mà người dân hai bản đang gặp phải, đó là: Nhu cầu được tách hộ, có thêm đất sản xuất để canh tác, hoàn thành việc đóng điện lưới quốc gia về bản… Có lẽ, lâu lắm rồi, đồng bào Đan Lai nơi đây mới có buổi tiếp xúc trực tiếp với đoàn công tác lâu đến thế.
 
Họ mạnh dạn đề đạt tất cả những băn khoăn, thắc mắc của mình, mong được giải quyết sớm. Đại tá Vũ Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh cảm ơn các ý kiến của đồng bào và  hứa sẽ chuyển những thông tin lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền, giải quyết những thắc mắc của người dân trong thời gian sớm nhất. Buổi tiếp xúc kết thúc cũng là lúc màn đêm buông xuống, các thành viên trong đoàn cùng bà con về Trạm kiểm soát Biên phòng dùng bữa cơm chung.
 
Hiện tại, bản Cò Phạt có 107 hộ, 448 nhân khẩu, tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa nước chỉ có 8,2 ha; đất nương khô là 12,8 ha. Với mật độ dân số như trên, người dân ở đây đang thiếu đất sản xuất trầm trọng, trong khi đó, dân số đang từng ngày tăng lên.
 
Mục đích của chuyến đi thực tế vào vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát của đoàn công tác là nắm rõ hơn về điều kiện sống, tình hình an ninh trật tự của các hộ dân đang sinh sống tại bản Cò Phạt và bản Búng. Từ đó, Đại tá Vũ Chiến Thắng sẽ có báo cáo lên Ủy ban nhân dân tỉnh để có các phương án bảo tồn và phát triển tộc người Đan Lai ở vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát một cách bền vững hơn. 
 
Chuyến đi cũng là những trải nghiệm thực tế khó quên đối với các thành viên trong đoàn, đặc biệt đối với những người làm báo như chúng tôi. Được đi chứng kiến, khám phá những vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Con Cuông, của sông Giăng cuộn chảy, nơi đó có một tộc người cần được bảo tồn và phát triển.
.

Đức Thắng

.