Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201206/20922-song-tren-doi-can-co-mot-tam-long-396747/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201206/20922-song-tren-doi-can-co-mot-tam-long-396747/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
“Sống trên đời, cần có một tấm lòng” - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 14/06/2012, 08:00 [GMT+7]
20922

“Sống trên đời, cần có một tấm lòng”

Chị không có điểm gì khác biệt so với hàng nghìn, hàng vạn người phụ nữ đồng quê lam lũ mà tôi đã từng gặp. Thậm chí, chị còn xù xì, thô ráp hơn những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Thế nhưng, ẩn chứa đằng sau cái vẻ xù xì đó là một viên ngọc quý của lòng nhân hậu và đức hy sinh cao cả.
 
Chị là Nguyễn Thị Xuân (SN 1963) trú tại xóm Hưng Thịnh 2, Hưng Tây, Hưng Nguyên. Người phụ nữ vừa bước sang tuổi 50 này luôn luôn trong tình trạng “đầu bù tóc rối” khi phải làm mẹ của 9 đứa con, kể cả những đứa con chị dứt ruột đẻ ra lẫn các em lang thang cơ nhỡ, bị bỏ rơi do bệnh tật mà chị mang về chăm sóc.
 
Vợ chồng chị Xuân vốn là nông dân chính gốc. Để có thể lo cho cả một đàn con của mình, hai vợ chồng đã phải quần quật suốt ngày trên một mẫu bảy ruộng. Để trang trải cuộc sống, những lúc nông nhàn anh Nguyễn Trọng Vĩnh - chồng chị đi phụ hồ còn chị làm đầu mối thu gom lươn đồng cho một số quán ăn ở TP Vinh.
 
Giải cứu cô bé “nô lệ” quán phở
 
Cơ cực nhất có lẽ là thời điểm anh chị oằn lưng nuôi 2 đứa con trai học đại học tại TP Hồ Chí Minh. Cũng chính thời điểm đó, chị đã có một quyết định táo bạo khi giải cứu cô bé bị ép lao động khổ sai ở quán ăn chị thường vẫn nhập hàng. Chuyện cũng đã hơn 5 năm rồi. Cô bé đó tên Song (SN 1986), quê ở Thanh Chương, không hiểu vì sao mỗi lần gặp chị đưa hàng tới, mắt con bé luôn sưng mọng và ngày càng gầy gò thêm.
 
Gặng hỏi bao nhiêu nó cũng chỉ khóc rồi lắc đầu không nói. Sau cùng con bé mới chịu tiết lộ, từ khi bỏ quê xuống TP Vinh kiếm kế sinh nhai, nó được chủ quán phở này nhận vào phụ việc. Tiếng là phụ việc nhưng nó phải làm tất cả các công việc trong quán, từ phụ bếp, dọn dẹp, rửa bát... được chủ bao ăn, bao ở nhưng không được nhận một đồng tiền công nào. Công việc quá sức khiến cơ thể bé nhỏ của nó không kham nổi.
 
Đã thế, mọi liên lạc bên ngoài đều bị cấm. Ở đây, nó không bao giờ phải lo thiếu ăn nhưng do làm việc quá sức trong một thời gian dài nên nhìn nó chẳng có sức sống. Chị quyết định cứu nó ra khỏi đây nhưng cứu như thế nào chính chị cũng không biết.
 
Chị Xuân và bé Cung
 
Bữa đó chị đi nhập hàng vào chập tối, khi vợ chồng chủ quán đang bận kiểm đếm hàng thì chị lén mở chiếc cổng phụ đằng sau bếp đưa con bé ra ngoài, bắt xe ôm cho lên bến xe để về nhà. “Khi đó cũng hơn 21 giờ rồi, để con bé đi một mình tui không yên tâm nên đánh xe chạy theo. Ra đến bến, con bé nhất định không chịu lên xe mà cứ nằng nặc đòi theo tui về nhà. Thân cô thế cô, mình bỏ nó răng đành nên tui đưa nó về nhà”, chị Xuân nhớ lại.
 
Nhưng cũng chính cái hành động nghĩa hiệp đó đã khiến chị phải gặp biết bao nhiêu rắc rối. Biết chị là thủ phạm để sổng mất người giúp việc không công của mình, vợ chồng chủ quán tìm đến tận nhà, họ tố chị bắt cóc trẻ con mang sang Trung Quốc bán, lại còn đưa cả bố mẹ Song từ trên quê xuống để “vạch mặt kẻ buôn người”. Nhưng cũng may, chính con bé Song đã lên tiếng giải oan cho chị, lại được chính quyền địa phương xác nhận nhân thân trong sạch nên chị thoát được cái “án buôn người”. Từ đó, con bé Song xin được nhận chị làm mẹ.
 
Đến nhận nuôi cháu bé đa dị tật
 
Trong số 7 đứa con chị mang nặng đẻ đau không phải đứa nào cũng may mắn, lành lặn. Con bé Dung sinh ra đã sớm phải chịu thiệt thòi khi bị căn bệnh động kinh hành hạ, không được nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác. Không thể chữa được bệnh cho con, đó chính là day dứt lớn nhất của chị. Ấy thế nhưng chị lại tự “mua dây buộc mình” khi nhận nuôi một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi.

“Hồi tháng 7/2011, tui nhận được một cú điện thoại của người bà con trong Nam thông báo vừa nhặt được một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà. Người ta không có điều kiện nuôi nên gọi điện ra cho mình nhờ nuôi đứa bé. Ngày 27/7/2011, họ mang bé ra ngoài này. Nhìn tội lắm, bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, thằng bé không khóc được vì có nhiều dị tật ở miệng”, chị bùi ngùi chia sẻ.
 
Thằng bé trở thành đứa con thứ 9 của vợ chồng chị, được đặt tên Nguyễn Bảo Cung. Nhận về được 2 ngày thì Bảo Cung phải nhập viện để điều trị vì không thở được, người cứ đỏ rồi tím dần. Nhập viện mới hay, cháu bị đa dị tật bẩm sinh, không có xương hàm dưới, tắc hai dây thanh quản, hở hàm ếch trong, lưỡi tụt vào họng nên không tự thở được.
 
Cháu phải thở máy. Được 20 ngày thì các bác sỹ quyết định đặt nội khí quản cho cháu nhưng bảo vợ chồng tôi chuẩn bị lo hậu sự vì tình hình sức khỏe của Cung quá xấu. Mấy lần máy báo nhịp tim cháu về số 0, các bác sỹ bảo không còn hy vọng nữa thì nó lại đập lại. Cháu lại được chuyển thẳng ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Chưa được 1 tháng, thấy cháu có vẻ đỡ, lúc đó tiền trong túi cũng cạn sạch nên hai vợ chồng lại ôm con về nhờ cậy các bác sỹ ở Bệnh viện Nhi Nghệ An.
 
Nhiều người bảo chị gàn, dở hơi. Từng này cái tuổi rồi còn mua việc vào người khi nhận thêm đứa con tật nguyền để nuôi dưỡng. Nhưng với chị, điều quan trọng nhất là cứu được một người, cho nó một gia đình để được yêu thương.

Thiên Thảo
.