Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201206/20749-vi-mot-xa-hoi-khong-bao-luc-khong-xam-hai-tre-em-396900/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201206/20749-vi-mot-xa-hoi-khong-bao-luc-khong-xam-hai-tre-em-396900/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 09/06/2012, 13:00 [GMT+7]
20749

Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong thực tế vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực về cả thể chất và tinh thần. Để đảm bảo cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… được hưởng đầy đủ các quyền lợi, năm 2012, Bộ LĐTB&XH phát động Tháng hành động Vì trẻ em (từ ngày 1/6 đến 30/6) với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”.

Theo thống kê của ngành lao động - thương binh và xã hội, đến hết năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 886.627 trẻ em (trong độ tuổi 0 đến 16), chiếm 30,2% dân số.
 
Trong những năm qua, cùng với sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, trong tỉnh đã xuất hiện nhiều cách làm thiết thực, phong trào hay, tấm gương tốt trong việc quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em, như: triển khai xây dựng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em ở 15/20 huyện; mô hình "ngôi nhà an toàn" phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Hội doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh, tổ chức Việt Nam Outreach và bà Thu Dương - Việt kiều Úc tổ chức phẫu thuật cho trẻ em bị sứt môi, hở vòm miệng, trẻ em bị khuyết tật vận động, bị xơ hóa cơ delta; phối hợp với Trung tâm bảo trợ xã hội Hiền Lương mở lớp dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở huyện Yên Thành; cấp cặp phao cứu sinh cho học sinh các vùng sông nước trong tỉnh do Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tài trợ; hỗ trợ cho trẻ em là con em các gia đình bị tai nạn mỏ đá Lèn Cờ (Yên Thành); hỗ trợ xây dựng 2 công trình nước sạch tại Trường Mầm non Thanh Hưng (Thanh Chương) và Mầm non Phú Sơn (Tân Kỳ); hỗ trợ xây dựng các điểm vui chơi cho các trường mầm non vùng khó khăn trong tỉnh.
 
Ngoài ra, đã tổ chức khám, theo dõi, điều trị cho hàng chục lượt em bị nhiễm HIV tại các Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An; tổ chức cho trên 96% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng định kỳ; trên 92% trẻ em được cấp thẻ BHYT kịp thời; hay như các chương trình ủng hộ, tặng quà cho trẻ em; nhận đỡ đầu cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi...
 
Những điển hình này không chỉ góp phần san sẻ, làm vơi bớt mặc cảm, tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em, mà còn là điểm sáng để từ đó nhân rộng ra các địa phương, đơn vị, cá nhân quan tâm, hỗ trợ trẻ em, giúp các trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống.
 
Tuy nhiên đến nay, trong tổng số trên 886 nghìn trẻ em trong toàn tỉnh vẫn còn 30.805 em (chiếm 1,05% dân số và 3,5% tổng số trẻ em) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trong đó có 156.901 trẻ em thuộc các nhóm: Bị buôn bán, bắt cóc, bị ngược đãi, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích.

Ông Bùi Quốc Dũng - Trưởng phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Sở LĐ-TB&XH tỉnh, cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và ngành chức năng nên việc thực hiện các quyền của trẻ em đã có sự chuyển biến trong nhận thức và thay đổi hành vi của gia đình, cộng đồng xã hội. Tình trạng trẻ em lang thang từng bước được giảm rõ rệt, tình trạng vi phạm pháp luật, xâm hại trẻ em được hạn chế, góp phần ổn định trật tự xã hội.
 
Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại về thể chất và tinh thần,... tác động trực tiếp đến việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, nhất là nhóm trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó vấn đề truyền thông giáo dục pháp luật, phổ biến kỹ năng bảo vệ chăm sóc trẻ em còn thiếu chiều sâu, chưa thường xuyên liên tục, đặc biệt là ở miền núi, vùng cao dẫn đến hiệu quả tác động thay đổi hành vi về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em còn hạn chế.
 
Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ chăm sóc trẻ em của một bộ phận cán bộ, cha mẹ và công dân chưa đúng mức; kiến thức, kỹ năng bảo vệ chăm sóc trẻ em của nhiều gia đình và kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em chưa đầy đủ...

Với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”, gắn liền với các khẩu hiệu "lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động", "đừng để gánh nặng đè lên vai đôi trẻ", "không sao nhãng, ngược đãi, bạo lực, xâm hại trẻ em", "hãy dành cho trẻ em những sân chơi an toàn, lành mạnh"..., hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm nay là cơ hội tốt để chúng ta quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, vì vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể hãy có nhiều hành động thiết thực, đồng thời coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần làm thường xuyên, kiên trì.
 
Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục những chủ nhân tương lai của đất nước, của quê hương chính là bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Xuân Thống
.