Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201208/22294-su-ba-chua-can-linh-hai-lan-duoc-gap-bac-395708/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201208/22294-su-ba-chua-can-linh-hai-lan-duoc-gap-bac-395708/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sư bà Chùa Cần Linh hai lần được gặp Bác - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 15/08/2012, 08:09 [GMT+7]
22294

Sư bà Chùa Cần Linh hai lần được gặp Bác

Chùa Cần Linh được xây cất vào thế kỷ XIX. Các Phật tử cùng nhiều người dân xa gần xưa nay vẫn quen gọi chùa bằng một cái tên trìu mến - Chùa Sư Nữ. Ngôi chùa có gần 100 pho tượng, trong đó có bức tượng Phật Thích Ca rất giá trị đặt tại Thượng điện.
 
Chùa toạ lạc nơi vùng đất thấp, có ao sen bao quanh, phía tay trái đường Vinh lên Nam Đàn; hiện thuộc địa phận phường Cửa Nam, TP Vinh. Ngày 21/1/1992, Chùa Sư Nữ được Nhà nước chính thức công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai lần trở về thăm quê hương Nghệ An. Cả hai lần đó, thật may mắn, Sư bà Thích Diệu Niệm trụ trì Chùa Cần Linh đều được gặp gỡ và tiếp chuyện với Người...
 
Bác về quê lần đầu vào tháng 6/1957. Tại thị xã Vinh, Sư bà được gặp Bác. Còn nhớ, nhân dân Ấn Độ - quê hương của Phật giáo, mến mộ từng gọi Bác Hồ là vị Phật sống, bởi đơn giản nói như GS Đặng Thai Mai, Bác là một người rất thấu con người, thương người, mục đích làm việc là làm thế nào cho con người được sung sướng hơn... Bởi thế, được gặp Bác, Sư bà mừng vui và xúc động khôn xiết!
 
Sư bà Thích Diệu Niệm
Tại buổi gặp, nhắc đến những đổi thay trên quê hương Nghệ An, Người không quên căn dặn các tăng ni phật tử cần gắng công học tập, tu dưỡng, tinh tấn nhiều hơn nữa, sống hoà hợp giữa giáo lí đạo Phật và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bữa đó, Sư bà còn nhớ rất rõ hình ảnh hoạt bát, hóm hỉnh khi Bác cho tay vào túi áo, giả làm động tác bỏ tiền hối lộ và nói:
 
- Muốn làm một người đầy tớ trung thành của nhân dân, thì đừng có tham ô!
Một lời dạy bảo, Sư bà nghe và thấy trực tiếp, chứ không qua báo đài, nên thấm sâu mãi. Lúc chia tay, Bác hỏi:
- Các cô các chú có biết hát không!
Thế rồi miệng nói tay bắt nhịp, Bác nhìn Sư bà:
- Lương, giáo cùng đoàn kết nhá!
 
Đoạn, Bác nhìn Sư bà với ánh nhìn đầy trìu mến, nhân từ và khích lệ. Sau này, mỗi lần nhớ lại, Sư bà Thích Diệu Niệm đều có chung một tâm trạng: “Càng gần Bác, càng nhận ra ở Bác có một sức cảm hoá toàn diện lạ thường!”.
 
Tháng 12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê Nghệ An lần thứ hai, cách lần về trước hơn 4 năm. Cũng tại thị xã Vinh, Sư bà Thích Diệu Niệm có thêm một kỷ niệm thật đặc biệt, liên quan đến lẵng hoa và những vần thơ. Lẵng hoa có năm cánh làm bằng chất liệu vải và giấy màu, biểu tượng cho “Năm châu” hợp nhất.
 
Cành bích đào to cắm ở giữa mang dòng chữ “Mùa Xuân chiến thắng” có ý gửi gắm niềm tin vào ngày non sông thống nhất, Bắc Nam đoàn tụ. Bác Hồ tay cầm lẵng hoa, nâng niu ngắm nghía, rồi khen ngợi nhà chùa khéo tay. Còn Sư bà làm bài thơ theo thể Đường luật, dâng lên vị Chủ tịch kính yêu:
 
“Thiền gia kính chúc Vị Anh Minh,
Lãnh đạo toàn dân Tổ quốc mình.
Một mực thẳng dong cờ xã hội,
Cùng Liên Xô giữ vững hòa bình.
Nước nhà thống nhất non sông lại,
Mỹ, ngụy cùng nhau cút khỏi Nam.
Xin nhớ Thiên Ân Bồ Tát Hạnh,
Thiền gia kính chúc Vị Anh Minh!”
 
Thơ tặng riêng Bác, nhưng nỗi niềm kính yêu lãnh tụ và khát vọng sống an vui, hạnh phúc thì của chung. Bác nghe thơ vui lắm và có thơ họa lại. Rất tiếc, bài thơ của Bác chép trên giấy, cất giữ trong ngôi hầm của nhà chùa những năm chiến tranh chống Mỹ.
 
Một lần, nước lụt vào ngập hầm, nhiều tài liệu cùng với bài thơ không còn giữ được nữa. Lại do tuổi cao, trí nhớ mỏi mòn nên Sư bà không còn thuộc chính xác từng câu chữ. Chỉ nhớ đại ý là thơ Bác ca ngợi cuộc sống đang từng bước đi lên, nhắc nhở các tăng ni phật tử cùng toàn dân đoàn kết, nỗ lực xây dựng miền Bắc làm hậu phương vững mạnh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuối bài thơ, Bác không quên gửi lời chúc sức khoẻ tiến bộ và niềm an lạc tới tất cả...
 
Nghe thơ Bác lần này, ai cũng nhớ lại lời Người căn dặn trong lần về trước, tại Hội nghị đại biểu nhân dân tỉnh nhà, hôm 14/6/1957: “Chúng ta phải thật thà đoàn kết. Trong kháng chiến, trong cách mạng, nhờ đoàn kết mà chúng ta thắng lợi.
 
Trong hòa bình, chúng ta nhất định phải đoàn kết để dành lấy những thắng lợi mới và lớn lao hơn. Đoàn kết Lương - Giáo, đoàn kết Bắc - Nam, đoàn kết đồng bào thiểu số với đồng bào Kinh, đoàn kết quân và dân”. Câu nói “Đoàn kết Lương - Giáo” của Bác năm nào và câu khẩu hiệu treo dọc đường phố Vinh mấy hôm nay: “Phật giáo Nghệ An đồng hành cùng dân tộc” sao mà gần gũi đến vậy!
 
Sư bà Thích Diệu Niệm quê TP Huế, xuất gia từ trẻ ở Huế, rồi gắn bó trọn đời với Chùa Cần Linh, có nhiều đóng góp cho Phật giáo trên đất Nghệ. Ngày 17/9/1998 (tức ngày 5/11 năm Mậu Dần), do tuổi cao sức yếu, lại mang bệnh, Sư bà Thích Diệu Niệm đã viên tịch tại ngôi chùa bà đang trụ trì. Nấm mộ xây cất khiêm tốn của Sư bà nằm trong khuôn viên nhà chùa, dưới bóng mát cây Bồ Đề đang tuổi lớn...
 
Không riêng lúc qua đời, mà cho mãi đến hôm nay, trong tâm khảm rất nhiều tăng ni phật tử, nhiều cán bộ, đảng viên thành phố quê Bác, mỗi lần nhắc đến Sư bà Thích Diệu Niệm, thì ai ai cũng đều tỏ lòng mến mộ và thương tiếc, “tâm phục khẩu phục” một nhà sư đã hết lòng vì đạo và đời!
 
Kim Hùng
 
 

Liên hệ quảng cáo: 0383.839.168 - 0946.111.580
.