Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201609/tranh-cai-nay-lua-xung-quanh-ket-qua-dieu-tra-vu-mh17-701497/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201609/tranh-cai-nay-lua-xung-quanh-ket-qua-dieu-tra-vu-mh17-701497/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tranh cãi nảy lửa xung quanh kết quả điều tra vụ MH17 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 29/09/2016, 16:18 [GMT+7]

Tranh cãi nảy lửa xung quanh kết quả điều tra vụ MH17

Theo kết luận mới nhất đội điều tra quốc tế, MH17 đã bị bắn hạ bởi tên lửa “được chuyển đến từ Nga” và có tới 100 nghi phạm liên quan đến vụ việc.

Ngày 28/9, tại thành phố Nieuwegein (Hà Lan), Ủy ban điều tra phối hợp (JIT) đã công bố báo cáo mới nhất về vụ MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine. Tham dự có các thân nhân người bị nạn trên chuyến bay định mệnh hồi tháng 7/2014.

Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines nổ tung trên bầu trời miền Đông Ukraine giữa hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur - Ảnh: Reuters
Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines nổ tung trên bầu trời miền Đông Ukraine giữa hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur - Ảnh: Reuters

MH17 bị tên lửa BUK bắn rơi

Ngày 17/7/2014, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã nổ tung trên bầu trời miền Đông Ukraine giữa hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia). Tất cả 298 người, trong đó phần lớn mang quốc tịch Hà Lan, đã thiệt mạng.

AFP cho biết, Đội điều tra quốc tế đã công bố kết luận tên lửa BUK do Nga chế tạo bắn rơi MH17 từ khu vực của phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Kết quả này trùng với thông tin trong các báo cáo trước đó của Cơ quan An toàn Hà Lan.

Song JIT còn tiết lộ một chi tiết bất ngờ hơn, hệ thống tên lửa phòng không BUK đã được “lén đưa” từ Nga vào Ukraine, rồi sau đó trở lại Nga ngay sau khi MH17 bị bắn hạ.

JIT do Hà Lan dẫn đầu, bao gồm các nhà điều tra Australia, Bỉ, Malaysia và Ukraine, đã làm việc với tổ chức phi chính phủ Bellingcat (Anh), sử dụng mã nguồn thông tin trực tuyến mở như mạng xã hội để theo dõi sự di chuyển của BUK từ thành phố Kursk (Nga) đến làng Snizhne (Ukraine) trong những ngày trước khi MH17 bị bắn rơi, đồng thời theo dõi sự di chuyển tương tự của BUK khi quay trở về Nga sau đó.

Kết quả của JIT dự kiến sẽ là bằng chứng được sử dụng cho các vụ kiện tụng liên quan đến MH17.

Tranh cãi

Mỹ đã ngay lập tức đổ lỗi cho phe ly khai được cho là do Nga hậu thuẫn sau khi máy bay MH17 bị bắn hạ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày 28/9 cho biết kết quả điều tra sơ bộ cho thấy “không còn nghi ngờ nào về việc MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không BUK, phóng từ lãnh thổ miền Đông Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai. Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng các điều tra viên phát hiện bệ phóng tên lửa được đưa từ Nga vào Ukraine, rồi được đưa trở về Nga sau khi MH17 bị bắn hạ”, ông Kirby nói thêm.

Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ báo cáo của các nhà điều tra quốc tế kết luận rằng MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa do Nga sản xuất và tên lửa này được bắn đi từ một ngôi làng của Ukraine do phe đối lập kiểm soát.

Trong một tuyên bố bác bỏ mạnh mẽ, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng kết quả của Ủy ban điều tra quốc tế do Hà Lan dẫn đầu là “không công bằng và mang động cơ chính trị”.

Theo bà Zakharova, Ủy ban điều tra đến nay vẫn phớt lờ bằng chứng không thể chối cãi do phía Nga cung cấp, bất chấp việc Nga gần như là bên duy nhất gửi thông tin đáng tin cậy cho họ: “Các nhà điều tra quốc tế đã ngăn cản Nga tham gia quá trình điều tra và phớt lờ những thông tin Nga cung cấp. Trong khi đó, họ lại để Ukraine tham gia cuộc điều tra và đây là cơ hội để đưa ra các bằng chứng giả, cũng như đưa ra những thông tin có lợi cho họ”.

Nga cáo buộc chính phủ Ukraine có thể đã chi phối việc sử dụng các bằng chứng giả trong vụ bắn rơi máy bay MH17 năm 2014 này.

Bà Zakharova hy vọng dữ liệu radar mới do quân đội Nga cung cấp sẽ khiến các nhà điều tra thay đổi kết luận này.

Cuộc điều tra hình sự sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2018, nhưng người đứng đầu nhóm điều tra, ông Fred Westerbeke cho hay không thể hứa chắc khi nào những nghi phạm đứng sau vụ MH17 bị đem ra tòa xét xử.

.

Nguồn: chinhphu.vn

.