Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201504/nguoi-thuong-binh-hon-20-nam-moi-mon-cho-so-do-599972/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201504/nguoi-thuong-binh-hon-20-nam-moi-mon-cho-so-do-599972/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người thương binh hơn 20 năm mỏi mòn chờ sổ đỏ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 09/04/2015, 14:39 [GMT+7]

Người thương binh hơn 20 năm mỏi mòn chờ sổ đỏ

(Congannghean.vn)-Hơn 20 năm mỏi mòn chờ sổ đỏ (GCNQSDĐ), với nhiều lần đi lại và những lời hứa “suông” của chính quyền địa phương, nhưng đến nay, người thương binh nặng 1/4 Nguyễn Công Kiên (SN 1959) trú tại xóm Thành Sơn, xã Tây Thành, huyện Yên Thành vẫn chưa được sở hữu tấm bìa đỏ trong tay.
 
Năm 1976, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Nguyễn Công Kiên lên đường nhập ngũ và chiến đấu ở vùng đất Tây Ninh, sau đó hành quân sang chiến trường Campuchia (từ năm 1976 - 1979). 
Mảnh đất của ông Nguyễn Công Kiên được Nhà nước cấp năm 1991 khi về an dưỡng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bìa đỏ
Mảnh đất của ông Nguyễn Công Kiên được Nhà nước cấp năm 1991 khi về an dưỡng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bìa đỏ
Trong một trận đánh lớn vào tháng 5/1978, Nguyễn Công Kiên bị thương rất nặng và được chuyển đến Bệnh viện 175 Sài Gòn để điều trị trong 13 ngày, sau đó được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tiếp tục chữa trị. Trong 8 tháng điều trị tại đây, những vết thương của ông cũng đã có những biến chuyển tích cực. Ông tiếp tục được chuyển về Trạm điều dưỡng thương binh Đoàn 200, đóng tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tháng 11/1979, ông được chuyển về Trạm 4, Trạm điều dưỡng thương binh Nghệ An đóng tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc. 
 
Nhận được lời kêu gọi của Đảng và những lời vận động thương binh nặng về làng an dưỡng vào tháng 12/1991, người thương binh nặng 1/4 Nguyễn Công Kiên trở về trong niềm vui, hạnh phúc của vợ con và bà con làng xóm. 
Ông Nguyễn Công Kiên mong ý nguyện của mình sớm được giải quyết
Ông Nguyễn Công Kiên mong ý nguyện của mình sớm được giải quyết
 
Ông Kiên cho biết: “Điều kiện lúc đó rất khó khăn, nhưng khi được các cấp, chính quyền địa phương cấp đất và hỗ trợ trong quá trình về nhà nên tôi rất an tâm, dù đất được cấp nhưng tôi vẫn bỏ ra 300 nghìn đồng (gọi là tiền lệ phí mua đất, làm hồ sơ - P.V) mua đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục liên quan đến phần đất được cấp”.
 
Theo tìm hiểu của phóng viên, phần đất mà ông Kiên được nhận lúc đó (năm 1991) nằm dọc tuyến đường Dinh - Lạt (hiện nay là tuyến đường chính thông thương giữa huyện Yên Thành và huyện Đô Lương, Tân Kỳ), có chiều dài 25 m, chiều rộng 8 m. Sau khi được cấp đất, ông Kiên tiến hành làm các giấy tờ và được chính quyền địa phương hứa sẽ sớm làm sổ đỏ cho gia đình. 
 
Khi ông Kiên về nhà an dưỡng, vợ ông là bà Nguyễn Thị Mến (SN 1961) phải một tay chăm sóc chồng và nuôi 4 người con đang trong tuổi ăn, tuổi lớn. Kinh tế gia đình lại thêm phần bộn bề khó khăn, với chỉ 1 sào ruộng được cấp khi đó. Tuy nhiên, sống trên mảnh đất được cấp đã 20 năm nay, dù đã nộp đầy đủ giấy tờ, lệ phí, nhưng đến nay, gia đình ông Kiên vẫn chưa hề nhận được bìa đất.   
 
Trao đổi trực tiếp với ông Lê Văn Lam, cán bộ địa chính xã Tây Thành, được biết, xã Tây Thành được tách ra từ xã Quang Thành năm 1999, để xảy ra trường hợp của ông Kiên là do chúng tôi không nhận được giấy tờ nào hợp lệ. Nhưng theo khẳng định của ông Kiên, lúc được Nhà nước cấp đất ở, toàn bộ số tiền 300 nghìn đồng và giấy tờ hợp lệ đã nộp cho ông Hoàng Văn Giang, là cán bộ địa chính đang đương nhiệm lúc đó, nhưng hiện nay đã nghỉ hưu. 
 
Hơn 20 năm nay, người thương binh nặng Nguyễn Công Kiên đã rất nhiều lần đi lại, tìm gặp chính quyền địa phương, nhưng chỉ nhận được những lời hứa “suông” từ các thế hệ cán bộ xã Tây Thành. 
 
Mong rằng, chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng sớm có biện pháp giải quyết sự việc trên, bởi đó không chỉ đơn thuần là việc cấp sổ đỏ cho ông Kiên mà còn thể hiện ý nghĩa của công tác “đền ơn đáp nghĩa” và lòng biết ơn đối với thế hệ cha ông, những người đã đổ xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.  
Xã Tây Thành được tách từ xã Quang Thành vào năm 1999, với 1.500 hộ dân và hơn 8.000 nhân khẩu. Hiện tại, địa phương có 162 trường hợp tồn đọng về việc cấp sổ đỏ (có 50 trường hợp trước ngày 15/10/1993, 40/162 hộ đã có GCNQSDĐ). Trường hợp của thương binh 1/4 Nguyễn Công Kiên nằm trong 1/67 trường hợp được đưa vào danh sách mà địa phương “khẳng định” sẽ làm được trong năm 2015. Có chăng lời hứa của cán bộ địa phương vẫn cứ là lời hứa “suông”? 
.

Huỳnh Lê

.