Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201205/19893-dung-xem-dien-noi-cong-so-la-dien-chua-397638/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201205/19893-dung-xem-dien-noi-cong-so-la-dien-chua-397638/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đừng xem điện nơi công sở là “điện chùa”! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 02/05/2012, 14:26 [GMT+7]
19893

Đừng xem điện nơi công sở là “điện chùa”!

Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngành điện và các cơ quan chức năng ra sức vận động tuyên truyền tiết kiệm điện, nhất là trong những tháng cao điểm của mùa hè, khi tình trạng thiếu điện hết sức căng thẳng diễn ra ở nhiều nơi.
 
Tuy nhiên, có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi lượng điện năng thiếu trầm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, tác động tiêu cực đến đời sống hàng ngày của người dân và trên thực tế việc cắt điện luân phiên đã diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống hàng ngày của người dân thì hiện tượng lãng phí điện vẫn diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, những hành vi lãng phí điện nơi công sở tồn tại dai dẳng bấy lâu nay, mà vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để.
 
Năm 2009, liên Bộ Tài chính - Công thương đã có thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC-BCT quy định cán bộ công chức, viên chức sẽ phải bồi thường chi phí nếu để xảy ra tình trạng lãng phí điện ở công sở do nguyên nhân chủ quan. Những biện pháp hành chính như trên là cần thiết song việc tiết kiệm điện nơi công sở sẽ chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn khi trong một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức hiện nay còn có suy nghĩ: điện công là “điện chùa”.
 
Cần từ bỏ quan niệm “điện công sở” là “điện chùa” - Ảnh minh hoạ
 
Có một thực tế đang tồn tại là một bộ phận không nhỏ công chức chưa bỏ được suy nghĩ, quan niệm cố hữu, xem của công như của “trời cho” và là “của chùa”. Bởi thế, nhiều cán bộ, công chức, viên chức xem điện ở cơ quan công sở là “điện chùa”, do Nhà nước chi trả nên cứ việc dùng thoải mái.
 
Ở thành thị nhà máy mất điện, công nhân phải nghỉ việc; ở các vùng nông thôn bị cắt điện, máy bơm ngừng chạy, người dân khốn đốn vì hạn hán, mất mùa; nhà máy thủy điện thiếu nước, nhà máy nhiệt điện thiếu than, thiếu nguyên liệu để có thể hoạt động. Tất cả những điều ấy không tác động làm chuyển biến hành vi lãng phí điện của nhiều công chức, viên chức bởi một lẽ rất đơn giản: họ mặc nhiên xem đó không phải là việc của mình.
 
Ở một số cơ quan công sở đang xảy ra tình trạng lạm dụng băng rôn điện tử. Chưa nói đến việc chi phí ban đầu để “đầu tư” thì việc các băng rôn điện tử chạy suốt đêm ngày, bất kể nắng mưa cũng làm tiêu tốn một lượng điện năng không nhỏ. Đến các cơ quan công sở, không khó để nhận ra những hành vi gây lãng phí điện năng.
 
Chuyện bật điều hòa khi chưa cần thiết, bật đèn chiếu sáng ngay giữa ban ngày xảy ra như cơm bữa, thậm chí có người còn vừa tranh thủ hút thuốc trong khi đang sử dụng điều hòa vừa… mở cửa cho thoáng!? Hiện tượng công chức lợi dụng điện công sở để là quần áo, nấu nước đem về nhà không phải là hiện tượng cá biệt.
 
Việc xem điện công là “điện chùa” còn xảy ra trầm trọng ở các trường học, các giảng đường đại học. Các thiết bị điện gồm rất nhiều bóng đèn và quạt điện được vận hành hết công suất và không có “giờ nghỉ giải lao”. Trống đánh, chuông reo, học sinh, sinh viên lũ lượt ra về trong khi quạt vẫn quay, đèn vẫn sáng.
 
Những khẩu hiệu kiểu như “tắt các thiết bị điện trước khi rời khỏi phòng” dường như không tác động nhiều đến ý thức tiết kiệm điện của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên.
 
Khi còn đương chức, nguyên Thủ tướng Nhật Bản, ông Koizumi đã yêu cầu công chức Nhật không mặc comple, không thắt cà vạt đi làm vào mùa hè để không phải sử dụng điều hòa, góp phần tiết kiệm điện. Yêu cầu này được đông đảo công chức và người dân Nhật Bản hưởng ứng. Một cường quốc kinh tế còn có ý thức tiết kiệm điện như vậy huống hồ ở một nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người còn thấp như nước ta, lẽ nào một bộ phận công chức lại xem điện công sở là “điện chùa”?!
 
Có rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện đã được các cơ quan công sở đặt ra, song hiệu quả vẫn còn hạn chế bởi không có sự đôn đốc giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó, ý thức tiết kiệm điện của một bộ phận lớn cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế.
 
Mọi người phải nhận thức được rằng, tiền điện ở các công sở do ngân sách Nhà nước chi trả. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước được huy động từ tiền thuế của người dân chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Bởi thế cho nên, đừng xem điện công là “điện chùa”!

Bùi Minh Tuấn
.