Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201708/vi-sao-thi-dai-hoc-dat-diem-cao-van-khong-duoc-toai-nguyen-750988/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201708/vi-sao-thi-dai-hoc-dat-diem-cao-van-khong-duoc-toai-nguyen-750988/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vì sao thi đại học đạt điểm cao vẫn không được toại nguyện? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 05/08/2017, 14:40 [GMT+7]

Vì sao thi đại học đạt điểm cao vẫn không được toại nguyện?

Vì sao điểm trúng tuyển ĐH năm nay cao hơn những năm trước? Có thí sinh điểm rất cao nhưng không được toại nguyện; điểm cao có gây khó khăn cho các trường trong tuyển sinh? Làm thế nào để lọc được thí sinh ảo... là những vấn đề được phóng viên Báo Điện tử Chính phủ nêu trong cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT
 
Năm nay điểm trúng tuyển vào một số trường đại học (ĐH) cao hơn so với những năm trước. Bà đánh giá thế nào về vấn đề này  và nguyên nhân vì sao điểm chuẩn các trường lại cao như vậy?
 
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường đại học đều đã công bố điểm trúng tuyển vào trường. Theo thống kê chưa đầy đủ thì trên 90% điểm chuẩn các ngành đào tạo của các trường ĐH đều nằm trong khoảng từ 18-26 điểm. Chỉ một số ngành thuộc các trường khối công an, quân đội và ngành y đa khoa của một số trường ĐH danh tiếng có điểm chuẩn từ 29 điểm trở lên và cũng còn khá nhiều ngành điểm trúng tuyển bằng với “điểm sàn” theo quy định của Bộ GD&ĐT. Với mặt bằng điểm chuẩn của các ngành, các trường như thống kê trên đã được các trường ĐH dự báo ngay trong quá trình công bố và phân tích phổ điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
 
Điểm trúng tuyển cao ở một số ít ngành đào tạo theo tôi có nguyên nhân chính là do phương thức xét tuyển ĐH năm nay đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được lựa chọn ngành học mà các em yêu thích chứ không phải lựa chọn trường ĐH để có thể đỗ ĐH. Cụ thể, quy chế tuyển sinh năm 2017 quy định việc xét bình đẳng giữa các nguyện vọng và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất thì việc các thí sinh đổ dồn vào cách ngành có tính cạnh tranh cao nhất là điều hết sức dễ hiểu.
 
Bên cạnh đó, các trường khối công an, quân đội vốn thu hút nhiều thí sinh điểm cao trong các năm trước (cả trình độ ĐH và cao đẳng) thì năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh lại giảm mạnh nên điểm trúng tuyển của hầu hết các trường thuộc khối này đều cao hơn năm trước.
 
Ngoài ra, nhiều trường/ngành lại phân biệt điểm môn chính nhân hệ số và xét tuyển theo thang điểm 40 nên đã  tạo ra cảm giác là điểm trúng tuyển rất cao nhưng đó không phải là điểm thực của tổ hợp 3 môn thi mà do có một môn được tính điểm 2 lần trong điểm tổ hợp xét tuyển hoặc đã bao gồm điểm ưu tiên…
 
Như vậy là có thể thấy là điểm trúng tuyển cao chủ yếu là các trường top cao hoặc chỉ tiêu giảm.
 
Thưa bà, có trường hợp thí sinh là người Hà Nội, đạt 29,25 điểm nhưng chưa chắc đã đỗ  ngành Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội. Thậm chí, có ngành lấy điểm chuẩn trên 30. Nghĩa là, em ở thành phố và là thủ khoa vẫn có thể trượt (theo cách hiểu là không đỗ nguyện vọng 1 hoặc chỉ đăng ký 1 nguyện vọng). Điều này liệu có gây thiệt thòi cho các em?
 
Không vào được ngành học đa khoa Đại học Y Hà Nội không có nghĩa là trượt ĐH. Năm nay, Quy chế cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng nên các em có thể trúng tuyển vào ngành y đa khoa của các trường y khác khác hoặc vào các ngành khác của đại học y khoa.
 
Trên các trang tư vấn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, các trường CĐ, ĐH và trên các phương tiện thông tin đại chúng đều khuyên các em nên chọn trường/ngành mà mình yêu thích nhưng cần chọn một số trường có mức điểm phù hợp với mức điểm thí sinh đã đạt được.
 
Có trường cao để phấn đấu, có trường vừa sức để chắc khả năng trúng tuyển, có trường thấp hơn để phòng rủi ro… Ví dụ, nếu thích y đa khoa, các em có thể đăng ký vào ĐH Y Hà Nội nhưng vẫn nên tìm hiểu và có thể chọn các trường Y Thái Bình, Y Hải Phòng, Y Thái Nguyên, Y tế công cộng, Đại học Điều dưỡng… để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp. Tất cả các trường này đều lấy thấp hơn mức 29,25 nên chắc chắn sẽ đỗ vào ngành yêu thích. Nếu chọn ĐH Y Hà Nội là nguyện vọng duy nhất hay cuối cùng thì rõ ràng tỷ lệ rủi ro rất cao.
 
Quy chế đã cho các em đăng ký xét tuyển lần thứ nhất để chọn trường/ngành theo nguyện vọng, sở trường và có đủ thời gian để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra. Sau khi biết điểm, thí sinh được thay đổi nguyện vọng cho phù hợp với điểm thi. Khi thay đổi nguyện vọng, các em đã có đủ thông tin về điểm thi, phổ điểm (biết tương quan điểm với những người cùng thi), mức điểm trúng tuyển những năm trước của trường dự kiến đăng ký trong đề án tuyển sinh của trường (biết tương quan điểm giữa các trường cùng ngành đào tạo)… để đưa ra quyết định chính xác nhất.
 
Về trường hợp thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa - ĐH Y Hà Nội, trước hết phải khẳng định đây là trường hợp cá biệt rất đáng tiếc. Đây là thí sinh đạt điểm rất cao để có thể đỗ vào nhiều trường đại học khác. Em chỉ không may mắn mà thôi. Còn chính sách cộng điểm ưu tiên thì đã được thực hiện nhiều năm nay rồi. Khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là miền núi… thì chính sách ưu tiên là cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội. Tôi tin là thí sinh này sẽ tìm được hướng đi phù hợp vì em là người có năng lực học tập thực sự.
 
Với cách xét tuyển năm nay, theo bà liệu các trường top giữa có gặp khăn trong tuyển sinh, nhất là có được những thí sinh điểm cao vượt trội?
 
Với quy định, quy trình tuyển sinh như năm nay, các trường đều được thuận lợi hơn so với các năm trước. Ngay trong đợt 1 đã có tới 170 trường tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 234 trường. Đó là con số cho thấy công tác tuyển sinh 2017 nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả…
 
Còn việc các thí sinh điểm cao không mặn mà với các trường top giữa là vấn đề muôn thuở, từ trước đến nay và về sau có thể vẫn xảy ra chứ không phải là do cách xét tuyển năm nay. Đó cũng là quy luật tất yếu và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường để nâng cao chất lượng đào tạo. Thí sinh điểm cao ắt sẽ tìm đến các trường ở tốp cao hơn.
 
Trước khi bước vào đợt xét tuyển, nhiều trường lo ngại về tình trạng thí sinh ảo. Bà có thể cho biết ý kiến của mình về những lo ngại này?
 
Thí sinh ảo là vấn đề không thể loại bỏ trong công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo (không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước phát triển khác. Học sinh Việt Nam đi du học cũng được đăng ký xét tuyển nhiều trường), nhưng nếu biết cách thì ngày càng có thể kiểm soát. Hầu hết các trường đại học đều bố trí cán bộ có kinh nghiệm để thống kê số liệu hàng năm, phân tích dữ liệu nguyện vọng, xử lý thông tin… về tuyển sinh để kiểm soát tỷ lệ thí sinh ảo của trường mình phù hợp với từng trường, từng ngành học và quy trình tuyển sinh.
 
56 trường phía bắc và 86 trường phía nam có cùng nguồn tuyển đã tự nguyện thành lập nhóm trường để cùng nhau lọc ảo.
 
Trong thời gian đầu của quá trình giao quyền tự chủ tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cũng hỗ trợ các trường cơ sở dữ liệu thống kê nguyện vọng thí sinh và phần mềm xét tuyển, lọc ảo để giúp các trường, các nhóm trường chống ảo ở mức cao nhất có thể và hình thành kinh nghiệm kiểm soát tỷ lệ thí sinh ảo trong các năm sau.
 
Các thí sinh được tuyển thẳng, trúng tuyển trước vào các trường công an, quân đội và theo các hình thức xét tuyển khác đã được lọc ra khỏi cơ sở dữ liệu xét tuyển.
 
Vì thế, các trường cũng không nên quá lo lắng mà cần chủ động học cách phân tích, đánh giá tình hình, hình thành kinh nghiệm kiểm soát ảo.
.

Nguồn: Phương Liên/Chinhphu.vn

.