Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201604/thay-gi-tu-viec-gan-40-hoc-sinh-khong-dang-ky-xet-tuyen-dh-cd-671161/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201604/thay-gi-tu-viec-gan-40-hoc-sinh-khong-dang-ky-xet-tuyen-dh-cd-671161/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thấy gì từ việc gần 40% học sinh không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 07/04/2016, 14:14 [GMT+7]

Thấy gì từ việc gần 40% học sinh không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ?

(Congannghean.vn)-Con số gần 40% học sinh THPT không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ cho thấy, nhận thức về việc chọn nghề của học sinh ngày nay đã được định hướng rõ rệt. Điều này cũng cho thấy, công tác phân luồng giáo dục và định hướng nghề nghiệp đã đi vào thực chất.

Gần 40% thí sinh không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ

Theo báo cáo của Sở GĐ&ĐT Nghệ An, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Nghệ An có 31.698 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 19.585 thí sinh thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ (chiếm 61,79% số thí sinh đăng ký dự thi). Có 12.113 thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì, nghĩa là có đến 38,21% thí sinh đăng ký thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp.

Học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2016 tại Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu
Học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2016 tại Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Đặc biệt, kỳ thi năm nay, nhiều trường THPT có số lượng thí sinh không xét tuyển ĐH, CĐ chiếm trên 50% như: Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An (100%), Trường THPT Nguyễn Huệ, TP Vinh (90,38%), Trường THPT Cửa Lò 2, TX Cửa Lò (77,33%), Trường THPT Đinh Bạt Tụy, huyện Hưng Nguyên (96,97%), Trường THPT Sào Nam, huyện Nam Đàn (79,44%)...

Tại các huyện miền núi, tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT dao động từ 59 - 67%. Tỉ lệ này ở các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) là xấp xỉ 100%.

Con số này cho thấy sự thay đổi trong tư duy của phụ huynh và học sinh khi xác định Đại học không phải là con đường duy nhất. Ở Việt Nam, với quy mô đào tạo ĐH, sau ĐH như hiện nay, mỗi năm có hơn 400.000 cử nhân tốt nghiệp, trong khi đó, việc tuyển công chức Nhà nước ngày càng giảm thì con số 178.000 người có trình độ ĐH, sau ĐH thất nghiệp chắc chắn sẽ còn tăng cao.

Những năm trước đây, với tâm lý bằng mọi giá phải cho con học ĐH, CĐ để tìm được công việc ổn định, các phụ huynh thường không định hướng cho con theo năng lực và tình hình thực tế. Hiện nay, đất nước ta đang rơi vào tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, sinh viên ra trường không tìm được việc làm bởi không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Hiệu quả từ việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp

Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp đề ra chỉ tiêu đối với học sinh sau THCS có khoảng 70% tiếp tục học THPT và 30% vào các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tham gia lao động; từ năm 2015, Sở GD&ĐT Nghệ An đã triển khai “Kế hoạch phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT đến năm 2020” nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, thanh thiếu niên có điều kiện vừa học văn hóa, vừa học nghề. Nhiều trường THPT đã thực hiện dạy thí điểm văn hóa, đồng thời liên kết với các trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề để cấp chứng chỉ nghề cho những em có nhu cầu.

Đơn cử, huyện Thanh Chương có 39 trường THCS với gần 3.200 học sinh và 7 trường THPT với gần 2.100 học sinh. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020 sẽ giảm dần tỉ lệ học sinh THCS vào THPT, từ 86,5% xuống còn 72% và tăng dần tỉ lệ học sinh vào trung tâm giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề, học nghề ngắn hạn.

Tại Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Vinh, năm nay chỉ có 1/111 em đăng ký dự thi ở cụm thi do Bộ GD&ĐT tổ chức. Theo thầy Trần Xuân Sum, Phó Giám đốc Trung tâm, điều này cho thấy phụ huynh và học sinh đánh giá năng lực học tập của con em mình ngày càng sát thực tế, không còn tâm lý buộc phải theo học ĐH, CĐ.

Qua đó có thể thấy, công tác phân luồng hướng nghiệp của Trung tâm ngày càng hiệu quả. Xác định đầu vào của các em thấp nên trong quá trình dạy học, Trung tâm đã định hướng chọn nghề, chọn trường phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của các em.

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, những năm gần đây, công tác tuyển sinh luôn được Sở gắn liền với công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề. Song song với việc chọn trường, việc định hướng cho học sinh cách chọn nghề phải đảm bảo đúng năng lực và nhu cầu lao động hiện nay.

Đối với học sinh trước khi tốt nghiệp THPT, Sở định hướng cho các em bằng việc trả lời những câu hỏi như: Ngành nghề nào dễ xin việc, cho thu nhập cao? Lựa chọn giữa đam mê, sở thích hay khả năng của mình? Đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?

Kết quả cho thấy, sau 1 năm thực hiện phân luồng, định hướng nghề nghiệp, tư duy của học sinh lẫn phụ huynh đã có sự biến chuyển rõ nét, bằng chứng là có đến gần 40% thí sinh đăng ký dự thi chỉ để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT.

.

Như Phương

.