Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201806/yeu-nuoc-la-khong-vi-pham-phap-luat-800931/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201806/yeu-nuoc-la-khong-vi-pham-phap-luat-800931/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Yêu nước là không vi phạm pháp luật - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 24/06/2018, 14:04 [GMT+7]

Yêu nước là không vi phạm pháp luật

(Congannghean.vn)-Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước của nhân dân chính là cội nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, thể hiện lòng yêu nước chân chính với việc không để các đối tượng xấu lợi dụng để kích động của một số người chưa được xác định rõ ràng.

Lòng yêu nước cần biểu đạt một cách đúng đắn, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng (Tranh minh họa)
Lòng yêu nước cần biểu đạt một cách đúng đắn, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng (Tranh minh họa)

Câu chuyện “đặc khu”

Việc hình thành đơn vị kinh tế đặc biệt tạo môi trường thông thoáng, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đã không còn là điều mới mẻ trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, đặc khu được gọi bằng nhiều tên khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là tại đây, cơ chế, môi trường đều rất thông thoáng, chính sách ưu đãi về thuế vượt trội, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư hoạt động và phát triển, phục vụ đắc lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện, thế giới có 4.500 đặc khu tại 150 quốc gia.

Câu chuyện về “sự phát triển thần kỳ Dubai” hẳn vẫn khiến nhiều người ngỡ ngàng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của 1 đặc khu kinh tế. Cách đây hơn 40 năm, ngay cả khi nằm trên cả 1 kho vàng đen thì Dubai vẫn chỉ là 1 đụn cát giữa sa mạc, còn người dân sống chủ yếu dựa vào chăn nuôi cừu. 40 năm sau, Dubai lột xác thành biểu tượng của đô thị phồn hoa. Những khu nghỉ dưỡng 7 sao, những hòn đảo nhân tạo "mọc" lên giữa sa mạc. Sự xa hoa của Dubai cho đến nay vẫn luôn là hình mẫu thành công trong hoạch định và phát triển 1 mô hình kinh tế.

Hay như Thâm Quyến (Trung Quốc), trước thập niên 80 là 1 làng chài nghèo nàn, lạc hậu. Tháng 8/1980, Thâm Quyến bước vào công cuộc đại cải tổ với khái niệm "đặc khu kinh tế". Với khẩu hiệu "Mỗi ngày 1 cao ốc, 3 ngày 1 đại lộ", chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, nơi này đã lột xác trở thành siêu đô thị hiện đại với 1 loạt tòa nhà chọc trời như trung tâm tài chính cao cấp, sân bay kết nối với hầu hết các nước trên thế giới, trụ sở của một loạt công ty công nghệ lớn tầm cỡ thế giới… Từ chỗ là công xưởng của những ngành nghề hàm lượng chất xám thấp, nay Thâm Quyến đã trở thành "thung lũng Silicon” của châu Á.

Thâm Quyến, Dubai chỉ là 2 trong nhiều ví dụ điển hình về sức bứt phá của hơn 4.500 đặc khu kinh tế ở 150 quốc gia trên thế giới. Vậy điều gì đã tạo nên sự vượt trội ở các địa phương này? Đó chính là cơ chế, chính sách, môi trường ưu đãi vượt trội để thu hút nhà đầu tư chiến lược. Điển hình như Thâm Quyến, để xây dựng "phòng thí nghiệm" khổng lồ, Thâm Quyến được phép chủ động triển khai kế hoạch phát triển, mức thuế và cả phạm vi hoạt động để có thể thu hút vốn đầu tư cũng như công nghệ nước ngoài. Thậm chí các nhà hoạch định chiến lược của Thâm Quyến đã ký những thương vụ đầu tư với công ty nước ngoài ngay cả khi vượt cấp. Họ cũng chủ động xây dựng khung pháp lý phù hợp để bảo vệ doanh nghiệp quốc tế.

Tại Việt Nam, từ năm 1990, Đảng ta đã kiên trì xây dựng đầu tàu kinh tế, tạo cực tăng trưởng trong cả nước. Theo đó, việc hình thành Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt đã được đưa vào Hiến pháp năm 1992. Nội dung trên đã đề cập liên tục, ngày càng có hệ thống. Việc hình thành cực tăng trưởng mới cũng đã được Đảng ta đưa vào 3 văn kiện: Đại hội Đảng lần thứ 10, 11 và 12; 3 Nghị quyết và 1 Kết luận của BCH TW Đảng. Mục tiêu lớn nhất là xây dựng đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng mới, có sức lan tỏa rộng khắp.

Trước đây, chúng ta đã thành lập rất nhiều khu công nghiệp, khu thương mại, chế xuất. Nhưng yêu cầu thực tiễn đòi hòi phải thành lập những đặc khu với những cơ chế vượt trội, đảm bảo tính đột phá. Trong quá trình xây dựng các văn kiện, các cơ quan chức năng luôn bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng; luôn gắn mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ lãnh thổ quốc gia, giữ gìn TTATXH.

Thực hiện khảo sát với thời gian lâu dài, kiên trì, kỹ lưỡng, các ban, ngành đã chọn 3 địa phương hội tụ nhiều lợi thế nổi trội: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). 3 địa điểm trên đều có những lợi thế riêng: Phú Quốc mang tính đặc trưng cho phát triển du lịch và là một điểm nhấn có thể cạnh tranh với các trung tâm du lịch trong khu vực; Bắc Vân Phong hướng tới sự phát triển lâu dài, hình thành 1 cảng nước sâu và các dịch vụ khác; còn Vân Đồn được xem là cực tăng trưởng phía Bắc. Tất nhiên, tại đây, muốn thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư chiến lược, đạt mục tiêu đề ra về hiệu quả, chính sách ưu đãi vượt trội vẫn là yêu cầu đặc trưng hàng đầu.

Và những kẻ lợi dụng để kích động nhân dân

Nhằm cụ thể hóa các nội dung xây dựng đặc khu kinh tế mà Đảng, Chính phủ đã kiên trì nghiên cứu, thực hiện hàng chục năm qua, sau thời gian khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng, với sự tham gia đóng góp của các địa phương, bộ, ban, ngành, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã tập trung thảo luận để thông qua Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Ngay tại Hội trường, nội dung này cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội với những tranh luận kỹ lưỡng, nhiều chiều. Qua các kênh truyền thông, cử tri và người dân cũng được tiếp nhận dần dần với một bộ luật được xây dựng, tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Thế nhưng, câu chuyện “đặc khu” đã bị biến tướng theo một chiều hướng hoàn toàn khác. Các đối tượng xấu, phản động đã thêm thắt, xuyên tạc đặc khu để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ mối đại đoàn kết trong nhân dân. Điều này được thể hiện một cách khá tinh vi: Về nội dung cho thuê đất 99 năm đã được biến thành cho Trung Quốc thuê đất, đánh tráo khái niệm đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thành “tô giới”, ghép hình ảnh người dân Việt Nam mừng U23 chiến thắng thành “đoàn người xuống đường biểu tình phản đối về Luật Đặc khu”… Chúng kêu gọi 1 bộ phận người dân xuống đường biểu tình bất hợp pháp, với luận điệu “Xuống đường để biểu thị lòng yêu nước”…

Với nhận thức không đầy đủ, lại bị kích động, không hiểu rõ nội dung về Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt, một số người dân đã có những hành vi xuống đường, thậm chí gây rối, làm phức tạp tình hình, vi phạm pháp luật. Theo đó, cùng tinh thần cầu thị, xem xét kỹ lưỡng, với 85,63% đại biểu có mặt biểu quyết, sáng 11/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tán thành lùi thời gian thông qua dự án Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Lòng yêu nước vốn là truyền thống và nét đẹp bao đời của nhân dân, đã bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, làm ảnh hưởng tình hình ANTT, ảnh hưởng nỗ lực phát triển địa phương mà chúng ta đã kiên trì xây dựng rất nhiều năm. Quan tâm đến đất nước là cực kỳ đáng quý, chung tay cùng xây dựng quốc gia là điều hẳn phải làm của một người dân yêu nước, nhưng biến nó thành đặc điểm để bị kẻ xấu lợi dụng, thì lại rất đau lòng. Chúng ta tự biến mình thành phương tiện để kẻ xấu thực hiện mục tiêu chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ nhân dân.

Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Trên thế giới, nhiều nước đã có đặc khu kinh tế, bởi nó được xem là 1 phương thức tổ chức quản lý kinh tế, các nguồn lực trong nước và ngoài nước để khai thác tối đa lợi thế nhằm làm giàu cho đất nước nhưng vẫn đảm bảo độc lập, chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn lợi ích quốc gia, dân tộc. “Vấn đề đặc khu kinh tế không chỉ liên quan đến nước nào vào, vấn đề đất đai mà nó phải phát huy được tất cả các lợi thế của đất nước, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách dựa trên nguyên tắc độc lập, chủ quyền chứ không phải người ta vào chiếm hết cả đất của mình. Chúng ta có thể yên tâm, vấn đề này phải được làm một cách chặt chẽ, chín chắn”.

Hãy tỉnh táo, không để mắc mưu kẻ xấu, đó là lời nhắc nhở của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các cơ quan, ban, ngành. Đó cũng là tâm niệm mà mỗi người dân nên tự nhủ với mình. Bình tĩnh tìm hiểu, làm chủ hành vi, biểu thị lòng yêu nước đúng pháp luật chính là cách hữu hiệu nhất làm thất bại hoàn toàn âm mưu của những đối tượng phản động, những kẻ vì lợi ích cá nhân hẹp hòi để thực hiện động cơ xấu xa, đê hèn.

.

Trần Lâm

.